Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Văn phòng cho thuê quận 1 tòa nhà Avenis

Cho thuê văn phòng quận 1 tòa nhà Avennis Building tọa lạc trên tuyến giao thông rất rộng lớn đường Điện Biên Phủ quận 1. Với mặt bằng cho thuê văn phòng rộng lớn. Avennis luôn được khách thuê cao ốc văn phòng quận 1 TP HCM đánh giá cao với thiết kế hiện đại nhất, quy mô, trang thiết bị đầy đủ, uy tín chất lượng nhất.

Thông tin cho thuê văn phòng quận 1 tòa nhà Avenis Building

Tên tòa nhà văn phòng cho thuêAVENIS BUILDING
Địa chỉ:Điện Biên Phủ- Quận 1
Kết cấu cao ốc:Hầm + 07 tầng
Tổng diện tích sử dụng:>700m2
Diện tích 1 sàn:100m2
Diện tích cho thuê:60m2
Giá thuê:12 USD/m2/tháng
Phí dịch vụ:63,000VND ~ 3USD/m2/tháng
Thuế VAT:10% 
Giá thuê đã bao gồm tất cả336,000VND ~ 16USD/m2/tháng
Phí gửi xe:Xe máy: 4.5 USD/tháng, xe hơi: gửi công viên
Tiền điện:Theo giá nhà nước
Thời hạn thuê:02 năm trở lên
Đặt cọc:03 tháng
Thanh toán:Theo tháng/quý
Thời gian trang trí nội thất15-20 ngày- không tính phí
Ghi chúGiá và diện tích chỉ có thể tham khảo tại mỗi thời điểm và thay đổi theo thời gian


Quy mô van phong cho thue quan 1 Avenis Building

Văn phòng cho thuê quận 1 Avenis được thiết kế theo kiến trúc Anh, toàn bộ thiết bị xây dựng tòa nhà văn phòngđược nhập khẩu từ nước ngoài như khung kính cách âm, cách nhiệt, chịu xoắn được nhập từ Bỉ 100%, một loại kính úp tường rất được dân văn phòng ưa chuộng hiện nay bởi sự thân thiện và tiết kiệm năng lượng và có thể chịu nhiệt tốt cũng như thay đổi màu sắc theo mùa. Các thiết bị khác như Camera, máy lạnh, cơ sở vật chất đều rất xịn được nhập khẩu từ Mỹ, Pháp.
cho-thue-van-phong-quan-1-60m2-tòa nhà Avenis
Hình ảnh cận cảnh tòa nhà văn phòng quận 1 Avenis Building
Hệ thống vật chất phục vụ cho nhân viên văn phòng làm việc được cung ứng đầy đủ, lắp đặt internet tốc độ cao, máy phát điện dự phòng 24/24 với công suất 1200 kw, Hệ thống báo cháy và Phòng cháy chữa cháy tự động hiện đại nhập khẩu từ Thụy Sĩ. Thiết bị độc quyền cao cấp văn phòng được tổ chức nổi tiếng Colliers International – Canada cung cấp. Có văn phòng cho thuê họp, diễn đàn, hội nghị, giao ước thi đua riêng. Kiến trúc tòa nhà văn phòng kiên cố sang trọng được đổi mới tiên tiến nhất hiện nay.
cho-thue-van-phong-quan-1-60m2-tòa nhà Avenic
Văn phòng cho thuê Avenis quận 1 – Điện Biên Phủ

Tầm quan trọng của văn phòng cho thuê quận 1 Avennis Buiding

Văn phòng quận 1 Aviennis nằm ngay trung tâm sôi động quận 1, tọa lạc cạnh hàng trăm tòa nhà văn phòng cho thuê khác, tiếp giáp với văn phòng quận 3 vì thế rất thuận lợi cho việc hợp tác giao dịch đối tác làm ăn. Hơn nữa từ Avennis di chuyển tới các ngân hàng-tài chính, kinh tế thương mại chỉ mất 3 phút, có khách sạn và siêu thị kế bên. Đội ngũ nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, lễ nghĩa thích ứng nhanh. Đội ngũ phục vụ lễ tân trẻ đẹp năng động thân thiện.
Cho thuê văn phòng quận 1 nằm trong hệ thống tập đoàn bất động sản Dragon-King chuyên đầu tư mua bán giao dịch bất động sản địa ốc trên 99% toàn TPHCM. Sau 15 năm hoạt động ở lĩnh vực cho thuê cao ốc văn phòng tại các quận 1, 3, 5, 7, 10, Thủ Đức, Bình Thạnh, Tân Bình, Phú Nhuận….. Văn phòng quận 1 ngày càng chứng tỏ được sự lớn mạnh, uy tín trên thị trường. Hợp tác với chúng tôi bạn hoàn toàn yên tâm về giá rẻ phù hợp, phát triển bền vững và tuyệt hảo nhất.

Bất động sản đang nhờ ngân hàng nhà nước giải cứu

Bất động sản hiện nay đang gặp khó. Mới đây, ngân hàng nhà nước đã có công văn gửi 8 ngân hàng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản theo mô hình 4 liên kết.


Theo đó, ngày 22.4.2014, NHNN đã tổ chức cuộc họp về dự thảo thỏa thuận hợp tác triển khai sản phẩm tín dụng liên kết 4 nhà. NHNN đề nghị 8 ngân hàng là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Công thương (VietinBank), Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB).

NHNN đề nghị các ngân hàng trên có ý kiến chính thức bằng văn bản về thỏa thuận hợp tác do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hoàn thiện, trên cơ sở các ý kiến đã thống nhất tại cuộc họp.

Nhiều dự án bất động sản đang cần ngân hàng giải ngân cho vay để hoàn thiện
 
Trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của các ngân hàng, BIDV báo cáo NHNN về thỏa thuận hợp tác cuối cùng đã được các ngân hàng thống nhất trước ngày 26.4.2014.
 
Cũng theo văn bản này, 3 ngân hàng gồm BIDV, VietinBank và SHB lựa chọn tối thiểu 1 dự án tiêu biểu có từ 2 ngân hàng tài trợ trở lên trong 3 lĩnh vực: bất động sản, giao thông và năng lượng báo cáo NHNN. Đồng thời, các ngân hàng cũng chuẩn bị các thủ tục cần thiết như soạn thảo hợp đồng liên kết cụ thể, mời các chủ thể tham gia chuỗi cung ứng... để ký kết hợp đồng liên kết với các chủ thể tại buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác.
 
Vào ngày 17.4, Ngân hàng Xây dựng đã phối hợp với Tập đoàn Thiên Thanh tổ chức Hội nghị triển khai chương trình tín dụng 50.000 tỉ đồng ngành xây dựng, với chuỗi liên kết xây dựng 4 nhà gồm chủ đầu tư, nhà thầu, nhà tổ chức cung ứng sản xuất vật liệu xây dựng, ngân hàng, cùng ký kết trên 1 hợp đồng. Hoạt động này được cho là một giải pháp khơi thông thị trường, giảm tồn kho và tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản hiện nay
 
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam thì không nên quá quan tâm đến số vốn rót ra. Quan trọng nhất là cách triển khai thực hiện nghiêm túc ở mức nào để đảm bảo dòng tiền lưu thông, tăng tính thanh khoản thị trường bất động sản. Vì nếu thực hiện không tốt thì những con số không có ý nghĩa.

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Bất động sản Việt thanh khoản sẽ tăng nhanh nhưng giá sẽ khó tăng

Theo TS. Đinh Thế Hiển-chuyên gia nghiên cứu về kinh tế bất động sản cho rằng, thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu ấm trở lại, giao dịch sẽ tăng nhanh, nhưng giá sẽ rất khó tăng

TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia nghiên cứu về kinh tế, bất động sản


Thưa ông, những yếu tố tích cực như thông tin về gói hỗ trợ tín dụng 50.000 tỷ đồng, quyết định giảm lãi suất huy động xuống 6%, thị trường chứng khoán có dấu hiệu ấm lên… sẽ tác động như thế nào đến thị trường bất động sản?
Mỗi thông tin có tác động khác nhau tới thị trường bất động sản. Trong đó, hỗ trợ trực tiếp là lãi suất cho vay giảm, tạo nguồn vốn cho đầu tư bất động sản. Thị trường chứng khoán tăng cũng tạo tâm lý phấn khởi cho nhà đầu tư. Đặc biệt, việc lãi suất huy động giảm khiến một số người gửi tiền quan tâm hơn tới kênh đầu tư bất động sản và suất sinh lời từ việc đầu tư và cho thuê căn hộ trở nên hấp dẫn hơn so với lãi suất tiền gửi. 
Trong bối cảnh đó, một loạt chủ đầu tư như Phú Mỹ Hưng đang tung ra khá nhiều sản phẩm từ căn hộ đến đất nền và nhà xây sẵn. ông bình luận gì về xu hướng này?
Khá nhiều chủ đầu tư tại TP.HCM bắt đầu đưa các sản phẩm bất động sản mới ra thị trường, nhưng lý do và vị thế việc tung hàng này có khác nhau. Với một vài chủ đầu tư thì đó là tình thế phải tung hàng vì không thể chờ lâu hơn. Nhưng với những chủ đầu tư khác thì đó là kế hoạch đã được chuẩn bị trước, không quá phụ thuộc vào thị trường đại chúng, mà Phú Mỹ Hưng là tiêu biểu.
Nhiều người cho rằng, khách hàng mua sản phẩm của Phú Mỹ Hưng do chủ đầu tư biết cách làm gia tăng giá trị cho khách hàng bằng các tiện ích, hạ tầng?
Sau giai đoạn tăng trưởng nóng 2007 - 2008, hơn 5 năm qua, thị trường bất động sản đi vào chu kỳ suy thoái dài khiến hàng loạt chủ đầu tư gặp khó khăn, sản phẩm bị đình trệ. Đến lúc này, mọi người mới thừa nhận những nguyên lý nền tảng của việc đầu tư phát triển bất động sản: có nguồn lực tài chính vững chắc thực sự, chứ không chỉ dựa vào vốn vay; có chiến lược và kế hoạch phát triển sản phẩm bất động sản dài hơi, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo môi trường sinh sống tốt; thực sự quan tâm, chăm sóc giá trị bất động sản của khách hàng, không được thu tiền xong rồi đem con bỏ chợ. Tất cả các yếu tố này đều được Phú Mỹ Hưng thực hiện khá tốt so với các chủ đầu tư tên tuổi khác tại TP.HCM.
Chiến lược định giá đúng và xác định đối tượng khách hàng rõ ràng cũng là những yếu tố quan trọng trong kinh doanh bất động sản, thưa ông?
Đó là những yếu tố quan trọng hàng đầu trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Tuy nhiên, đối với kinh doanh bất động sản, thì điều đó chưa đủ, mà cần thêm yếu tố cốt lõi là tạo được giá trị gia tăng cho sản phẩm bất động sản và tạo được môi trường sống tốt. Điều này không phải công ty bất động sản nào cũng làm được, dù có rất nhiều khu đô thị quy mô lớn được tạo ra.
Ở góc độ đầu tư, ông có thể phân tích lợi nhuận khi thực hiện kênh đầu tư mua nhà cho thuê so với các kênh đầu tư khác trong bối cảnh hiện nay?
Theo thống kê, hiện nay, việc đầu tư cho thuê bất động sản có mức sinh lời trung bình khoảng 5%/năm. Trước đây, mức này khá thấp, không hấp dẫn so với lãi suất tiền gửi trên 10% và các kênh đầu tư khác, như chứng khoán hoặc mua vàng. Tuy nhiên, hiện nay, và sắp tới, lợi suất 5% khá tốt, ít rủi ro hơn chứng khoán, tuy thấp hơn tiền gửi, nhưng tính bảo toàn vốn cao. Như vậy, việc đầu tư cho thuê bất động sản có tính cạnh tranh tốt xét trên 2 góc độ lợi suất sinh lợi và mức độ bảo toàn vốn. Ngoài ra, nó còn hứa hẹn mức sinh lời cao trong vài năm sắp tới khi kinh tế và thị trường bất động sản tăng trưởng.
Ông nhận định gì về triển vọng thị trường bất động sản trong năm 2014?
Dự báo, trong năm 2014, áp lực giảm giá vẫn sẽ tiếp tục diễn ra ở các phân khúc trung, cao cấp. Đối với phân khúc căn hộ bình dân, nhu cầu trong dân vẫn còn rất lớn, nhưng khó giảm giá hơn, nên cũng chưa thực sự tạo ra dòng cầu lớn.
Năm 2014 tiếp tục là năm tái cơ cấu lại thị trường bất động sản, các chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện các dự án đang dở dang và các thủ tục pháp lý hỗ trợ người mua nhà. Do đó, kỳ vọng đến cuối năm, thị trường sẽ ấm lại, giao dịch sẽ tăng mạnh hơn, nhưng giá sẽ khó tăng.
Bảo Minh

Cho thuê văn phòng quận 1 nhận định về thị trường văn phòng cho thuê Đà Nẳng

So với những năm 2008-2010, tình hình giá cho thuê văn phòng tại Đà Nẳng hiện nay đã giảm đi 40%. Qua nắm bắt theo dõi thị trường văn phòng cho thuê trong nướ nói chung và Đà Nẳng nói riêng, sau đây cho thuê văn phòng quận 1 sẽ khái quát như sau

Tình hình thị trường cho thuê văn phòng mới nhất tại Đà Nẳng hiện nay

Từ đầu năm 2014 đến bây giờ TP Đà Nẳng vẫn chưa có thêm một nguồn cung nào về lĩnh vực cho thuê văn phòng. Tưởng như không có nguồn cung mới thì thị trường văn phòng sẽ khan hiếm và tăng giá nhẹ. Song tình hình vẫn đang ế ẩm ngày về. Gía cho thuê vẫn ở mức thấp là trên dưới 10 USD/m2. Phần lớn khách hàng thuê chỉ tập trung vào các phân khúc nhỏ lẽ của tòa nhà hạng C có diện tích không quá 100 m2. Tập trung chủ yếu nhất tại các quận Hải Châu, Sơn Trà và Thanh Khê, giao dịch thuê vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp công ty nhánh vừa và nhỏ như ngân hàng, viển thông, du lịch.. Trong khi đó giao dịch mua bán nhà đất bất động sản tại đây có sự khác biệt là ấm lên và tăng nhẹ tại các quận huyện như Ngũ Hành Sơn, huyện Hòa Vang, Sơn Trà.
cho-thue-van-phong-da-nang-van-e-am-ham-hiu
Cao ốc văn phòng Novotel Đà Nẵng

Nguyên nhân vì sao cho thuê văn phòng Đà Nẳng vẫn ế ẩm hẩm hiu

Theo cho thuê văn phòng quận 1 nguyên nhân chủ yếu cốt lõi nhất là tình hình bất động sản tại đây vẫn đang ở tình trạng chạm đáy, kinh tế tài chính của các tập đoàn công ty vẫn còn khó khăn và một số nguyên nhân khác sau đây
cho-thue-van-phong-da-nang-van-e-am-ham-hiu2
Thị trường cho thuê văn phòng Đà Nẵng vẫn chưa có dấu hiệu ấm lên
- Do các công ty thu hẹp hoạt động phù hợp với thị trường và nhu cầu của người dân Đà Nẳng
- Mảng quảng bá giao dịch văn phòng vẫn chưa đồng bộ.
- Chưa có chính sách hay, ưu đãi, hợp đồng cho thuê chưa tương thích với thị trường bất động sản 
- Cơ sở vật chất, quy mô hạ tầng, trang thiết bị văn phòng còn nhiều chênh lệch
- Tiện ích, mặt bằng, đội ngũ nhân viên đa số của văn phòng cho thuê theo khảo sát của văn phòng quận 1 vẫn chưa đáp ứng theo kỳ vọng của doanh nghiệp và các chính sách khác.
Theo nhân viên cho thuê văn phòng quận 1 tại đây cho biết, trong tháng 5 và 6 tới của quý 2/2014 tới sẽ có thêm hơn 4000m2 mới cung cấp ra cho thị trường cho thuê văn phòng Đà Nẳng. Điều này chắc chắn sẽ rất cạnh tranh, sức ép giảm giá cho thuê sẽ được tái lập như quý 3/2013. Thị trường bất động sản và cao ốc văn phòng cho thuê tại đây vẫn diễn biến phức tạp khó lường, chưa có dấu hiệu khả thi cũng như sự chênh lệch chưa rõ ràng về giá cả cho thuê, mua bán nhà đất tại Đà Nẳng hôm nay.

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Gói kích cầu khó tác động ngay tới bất động sản

TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) cho rằng, các chương trình kích cầu tín dụng bất động sản (BĐS) đưa ra thời gian qua rất khó tác động ngay đến thị trường này

TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh

Mặc dù đã có chương trình tín dụng kích cầu BĐS, cụ thể là chương trình tín dụng 30.000 tỷ đồng, nhưng vì sao hiệu quả vẫn thấp, thưa ông?
Cần phải nhìn nhận gói vốn 30.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất 5%/năm chỉ dành cho người có thu nhập thấp mua nhà, hay nói cách khác, chương trình tín dụng này chỉ kích cầu ở một phân khúc nhà ở nhất định, nên chưa thể tác động ngay đến thị trường bất động sản, mà chỉ có thể làm ấm dần thị trường BĐS.
Hiện những khó khăn, vướng mắc liên quan đến tiếp cận nguồn vốn từ gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng đang được tháo gỡ, như mở rộng đối tượng tiếp cận nguồn vốn, thủ tục hành chính liên quan dễ dàng hơn, thời hạn cho vay mua nhà kéo dài hơn…
Ông đánh giá thế nào về gói 50.000 tỷ đồng liên kết 4 nhà vừa được đưa ra?
Việc triển khai gói liên kết 4 nhà nếu hiệu quả, sẽ tác động tích cực đến ngành xây dựng, giảm được tồn kho vật liệu xây dựng và hỗ trợ thị trường bất động sản thời gian tới.
Tuy nhiên, để thành công trong việc triển khai gói này, trước hết phải tổ chức được thị trường vật liệu xây dựng và tiến tới hình thành sàn giao dịch vật liệu xây dựng.
Phải mất bao lâu để làm được điều đó?
Để xây dựng được sàn giao dịch trực tuyến về vật liệu xây dựng nhằm tránh tình trạng mua bán nhỏ lẻ, gây thất thoát và hao tốn chi phí vận tải, chi phí tài chính…, cần phải có một khoảng thời gian nhất định, nhưng sẽ không quá lâu.
Việc liên kết 4 nhà thành công sẽ tác động tích cực không chỉ đến thị trường vật liệu xây dựng, mà cả với thị trường bất động sản.
Liệu việc liên kết 4 nhà mà VNCB phối hợp với Tập đoàn Thiên Thanh tổ chức có tạo ra sự độc quyền trong cung ứng vật liệu xây dựng cho tập đoàn này?
Tập đoàn Thiên Thanh là người tổ chức chợ mua bán vật liệu xây dựng, cung cấp dữ liệu hàng hóa, sản phẩm đang lưu thông và hàng tồn kho. Trong chợ này, có người mua - người bán, chứ chưa hẳn một mình Thiên Thanh đứng ra bán, nên theo tôi, không quá lo việc độc quyền.
Quan trọng hơn, khi tổ chức được một sàn giao dịch vật liệu xây dựng tập trung và trực tuyến sẽ giảm thiểu chi phí, giúp giảm giá thành phẩm, tiến tới khơi thông, giảm tồn kho vật liệu xây dựng, hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển.
Với các gói kích cầu tín dụng hiện nay, theo ông, khi nào thị trường BĐS sẽ hồi phục?
Các gói tín dụng kích cầu bất động sản được đưa ra chủ yếu tập trung vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng và phát triển nhà ở cho người có thu nhập trung bình; xây dựng, sửa chữa nhà ở thông thường, nên chưa thể kỳ vọng thị trường bất động sản hồi phục ngay. Nhưng các gói tín dụng này sẽ tạo ra sức lan tỏa và hồi phục nhanh hơn cho thị trường BĐS.
Tôi cho rằng, thị trường bất động sản sẽ phục hồi rõ ràng hơn từ quý III/2014, khi nền kinh tế được dự báo phục hồi mạnh mẽ hơn.
Linh Vân (Báo Đầu tư)

Chuyện lớn nhìn từ quy hoạch về chia nhỏ căn hộ

Việc chia nhỏ căn hộ hoặc xây dựng căn hộ có diện tích nhỏ tại TP.HCM vẫn tiếp tục được bàn luận.

Vấn đề này đã được doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo từ cấp bộ đến sở, ngành. Hai năm trở lại đây, chuyện chia nhỏ, điều chỉnh cơ cấu căn hộ (giảm diện tích, tăng tỷ lệ căn hộ có diện tích nhỏ trong dự án) trở thành đề tài nóng.
Nguyên do cũng từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng và nhu cầu của khách hàng. Điều kiện để khách hàng vay gói 30.000 tỷ đồng với lãi suất ổn định 5%/năm (trong vòng 10 năm) là sản phẩm phải có giá bán dưới 1 tỷ đồng và diện tích dưới 50m2; thêm nữa, thời gian qua, trong cơ cấu sản phẩm tồn kho, căn hộ lớn có giá trị cao chiếm đa số (từ 90m2 trở lên).
Do đó, để tăng tính thanh khoản cho dự án, một trong những phương án mà chủ đầu tư bất động sản hướng đến là điều chỉnh diện tích căn hộ, tức tăng diện tích căn hộ nhỏ. Tuy nhiên, cái vướng ở đây là thủ tục.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Ben Thanh Land chia sẻ, Công ty đang sở hữu một dự án căn hộ cao cấp gần khu vực chợ Bến Thành (Q.1), 30 căn hộ có diện tích vừa phải đã được bán hết không lâu sau ngày mở bán; 50 căn còn lại có diện tích từ 130 - 140m2 vẫn chưa có chủ suốt 5 năm qua.
Công ty đã tính đến phương án cho chuyên gia nước ngoài thuê nhưng cũng không khả thi vì chẳng ai bỏ ra một số tiền lớn hằng tháng thuê căn hộ 3 - 4 phòng ngủ chỉ để ở một mình hoặc gia đình có 2 - 3 thành viên. Ben Thanh Land đã làm thủ tục chia nhỏ căn hộ nhưng bất thành, trong khi đang gánh lãi vay từ dự án lên đến 200 tỷ đồng!
Riêng với trường hợp Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty cho rằng, tại các dự án Thái An 1, 2, 3 hiện có 700 căn hộ có diện tích nhỏ nhưng vẫn đảm bảo được môi trường sống. Theo ông Đực, Sở Xây dựng nên mời các ban ngành đến các dự án đã chia nhỏ căn hộ để xóa đi suy nghĩ nhà diện tích nhỏ là "ổ chuột trên không".
Tuy nhiên, đứng ở góc độ quản lý, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín đặt câu hỏi: "Có nước nào làm quy hoạch theo thị trường bất động sản như chúng ta?". Tức, khi thị trường bất động sản sôi động thì nhà nhà làm căn hộ cao cấp, căn hộ lớn; đến khi thị trường khó khăn thì chuyển sang làm nhà thấp tầng, trung bình, diện tích nhỏ...
Cần phải nhìn nhận là việc chia nhỏ căn hộ liên quan mật thiết đến vấn đề quy hoạch, mà điểm cốt lõi để làm quy hoạch là mật độ dân số. Hiện, dân số trong khu vực nội thành TP.HCM đang nén gấp 4 lần so với mức độ phát triển hạ tầng.
Do đó, ở khu vực trung tâm 930 ha hiện hữu là không thể chia nhỏ diện tích căn hộ vì như thế sẽ làm tăng quy mô dân số. Riêng các dự án ở khu vực bất động sản vùng ven có thể xem xét để cho phép xây dựng căn hộ có diện tích nhỏ hoặc điều chỉnh lại cơ cấu căn hộ.
Song, trước đây, từng có nhà đầu tư nước ngoài cho ý kiến, TP.HCM nên xem xét và quy hoạch cụ thể, rõ ràng, đâu là những khu vực ưu tiên phát triển nhà cao cấp, vùng nào sẽ phát triển các dự án nhà ở trung bình, thấp tầng, căn hộ có diện tích nhỏ.Trên cơ sở này, mới có thể phân bổ vốn và nguồn lực hợp lý để triển khai các công trình hạ tầng giao thông, điện, nước...
Đồng thời, để quy hoạch đồng bộ, TP.HCM nên xem xét cấp phép cho một nhà đầu tư bất động sản lớn, sau đó, họ sẽ quy hoạch chi tiết dự án và kêu gọi các nhà đầu tư bất động sản thứ cấp cùng tham gia phát triển các hạng mục bên trong dự án để tránh làm manh mún, phá vỡ quy hoạch chung không gian đô thị.
Nguyên Bảo (Doanh nhân Sài Gòn)

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Ehome 3 có khuất tất đằng sau vụ này

Vụ thấm dột các căn hộ lầu 8 dự án Ehome 3 kéo dài nhiều tháng nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đằng sau nó là những khuất tất từ việc thay đổi thiết kế của chủ đầu tư Nam Long

Gắn mái trong lễ cất nóc


Ngày 26/11/2013, cư dân lầu 8 lô B1 và A6 đã gửi công văn CV 01/2013/CDL8 cho Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Nam Long đề nghị giải thích các vấn đề thay đổi thiết kế mái vòm, cam kết bán hàng bán hàng, trần nghiêng, nứt, nóng, thấm, dột, đối với căn hộ tầng 8 lô B1 và A6. Nội dung công văn có ghi một số vấn đề gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của cư dân:
1. Khi mua nhà cư dân chúng tôi được Brochure, lời giới thiệu và cam kết của chủ đầu tư bất động sản là toàn bộ dự án có mái vòm bên trên được lợp bằng ngói nhập từ Thái Lan về, đảm bảo việc chống nóng, chống thấm. Nhưng thực tế thì không có, không nhận được một văn bản nào thông báo về việc này từ chủ đầu tư và hậu quả thì gây ra một số hệ lụy bên dưới.
2. Trần nhà bị nghiêng, nhìn rất mất mỹ quan và khó khăn trong việc trang trí, bố trí đồ đạc.
3. Trần bị nứt, thấm và dột.
4. Vách bị nứt, thấm và một số chỗ bị nghiêng…
Cư dân cũng yêu cầu giải thích bằng văn bản những ý kiến bức xúc trên kèm theo bản vẽ thiết kế trước và sau khi thực hiện, văn bản pháp lý liên quan đến việc thay đổi.
Trả lời công văn này, ngày 03/12/2013, Nam Long có Thư Trả Lời trong đó có giải thích việc thay đổi kết cấu phần mái. Trong đó có trình bày:
1. Thiết kế mái ban đầu là khung kèo thép, lợp tôn, phía dưới đóng trần thạch cao. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ các dự án Ehome trước, chủ đầu tư bất động sản nhận thấy việc sử dụng cấu tạo mái khung kèo thép lợp tôn có những nhược điểm như sau:
- Dễ bị tốc mái tôn khi có gió lốc, không đảm bảo an toàn.
- Rất khó hoặc không thể thực hiện công tác bảo hành, bảo trì mặt ngoài công trình. Không có lối thoát hiểm, thoát nạn lên tầng mái.
2. Sở Xây dựng có công văn số 1234/SXD-CPXD ngày 25/02/2013 thay đổi từ mái tôn thành mái bằng bê tông cốt thép (BTCT).
3. Mái bằng BTCT thuận lợi cho công tác bảo hành, bảo trì, bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên mái, phục vụ công tác PCCC, thoát hiểm, thoát nạn.
Những điểm khuất tất liên quan đến thay đổi kết cấu mái của Nam Long một lần nữa được cư dân yêu cầu làm rõ trong công văn 02/2013/CDL8 ngày 09/12/2013. Trong công văn có ghi: “Qúy Công ty chưa chưa gửi kèm các văn bản có liên quan đến việc thay đổi: Bản vẽ thiết kế trước và sau khi thay đổi, CV 1234/SXD-CPXD. Mong Quý Công ty gửi kèm cùng công văn trả lời để chúng tôi được nắm rõ hơn.”
Đáp lại công văn này, Nam Long có Thư Trả Lời số 100/2013/EH3-QLDA&XD. Trong đó có nêu:
Chủ đầu tư bất động sản thực hiện thi công theo đúng Giấy phép Xây dựng đã được duyệt của Sở Xây dựng. Theo đó, phần Mái có cấu tạo là mái bằng sử dụng vật liệu bê tông cốt thép.
Trần căn hộ lầu 8 có độ dốc: Giấy phép Xây dựng được duyệt là mái bằng bê tông cốt thép, phải có tạo dốc đảm bảo thoát nước về lỗ thu nước trên mái nên sàn mái có độ dốc dẫn đến trần có độ nghiêng.
Với Thư Trả Lời này, Nam Long lại lờ đi, không cung cấp các văn bản liên quan mà cư dân đang cần tìm hiểu!
Không thể phủ nhận mỗi giải pháp kết cấu cho phần mái đều có ưu và nhược điểm. Trong thư phản ánh các bất cập tại Ehome 3 do cư dân gửi đến Báo VietNamNet ngày 10/4/2014 có trình bày:
Văn bản mà Sở Xây dựng phê duyệt bản thiết kế mới cho Nam Long là ngày 25/02/2013 (CV số 1234/SXD-CPXD), nhưng ngày 13/04/2013, Nam Long vẫn tưng bừng làm lễ cất nóc gắn 1 miếng ngói tượng trưng. Từ thời điểm đó đến khi bàn giao căn hộ Nam Long vẫn giới thiệu là có mái vòm. Cho đến thời điểm hiện tại Nam Long vẫn chưa có lời giải thích nào thỏa đáng về việc thay đổi thiết kế trên và Nam Long không hề có một thông báo nào cho khách hàng biết (Nam Long có thay đổi về chất liệu mặt bếp và gửi công văn thông báo, hỏi ý kiến Khách hàng).
Theo ước tính của cư dân, việc bỏ mái vòm có thể giúp chủ đầu tư bất động sản “tiết kiệm” chi phí không nhỏ. Trong khi đó, hậu quả mà khách hàng nhận được là nhà nóng vì không có mái vòm cách nhiệt, trần nghiêng, nứt, dột…Việc này lại không được thông báo, hỏi ý kiến khách hàng. Đây có phải cách làm việc của một chủ đầu tư uy tín thực sự?

Ngày 14/4/2014, PV đã liên hệ với người đại diện phía chủ đầu tư bất động sản Nam Long đề nghị cung cấp thông tin làm rõ khuất tất liên quan đến việc thay đổi kết cấu phần mái dẫn đến nhiều hậu quả kèm theo mà cư dân đã gọi đây là sự lừa gạt. Hiện tại, Nam Long vẫn chưa có phản hồi cho những vấn đề này.
Quốc Tuấn (Vietnamnet)

Bất động sản đang hướng tới thị trường

Bất động sản đang trong giai đoạn ấm lên. Bất động sản đang đang đón những dấu hiệu tích cực hàng loạt chính sách, mở rộng vốn vay cho người mua bán nhà đất.Việc khôi phục lòng tin của thị trường bất động sản là điều kiện tiên quyết. Chính phủ, các nhà đầu tư, nhà phát triển dự án đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này.

Bất động sản đang chuyển dịch theo xu hướng người sử dụng

Tương lai của thị trường bất động sản sẽ thuộc về các dòng sản phẩm phục vụ người sử dụng cuối cùng. Thông thường, sự phục hồi của thị trường bất động sản sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, phần lớn chúng phụ thuộc vào các chính sách của Nhà nước cũng như những tác động của kinh tế vĩ mô.Tuy nhiên, điều này cũng phải dựa vào nguồn cung, nguồn cầu cũng như kỳ vọng của từng chủ đầu tư vào từng mảng thị trường khác nhau.
bat-dong-san-dang-huong-toi-thi-truong
Bất động sản Hà Nội đang lạc quan với phân khúc căn hộ chung cư mua bán nhà đất giá rẻ

Bất động sản ấm lên nhưng vẫn có thăng trầm

Theo chuyên gia bất động sản Dragog- King cho thuê văn phòng quận 1 nhận định: Chất lượng của dự án cho thuê văn phòng hay mua bán nhà đất bất động sản cùng với những lợi ích phụ sẽ là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng. Thị trường đang nóng lên kéo theo chất lượng sẽ đáp ứng được lòng tin của khách hàng. Điều này cho thấy một vài phân khúc đang nóng lên như văn phòng cho thuê, đất nền, căn hộ chung cư giá rẻ.. trong khi một vài cái khác lại giảm vì nhu cầu thấp.
Nguồn cung vẫn cao hơn so với nhu cầu trong hầu hết các phân khúc Tuy nhiên, vẫn có những dự án như cho thuê văn phòng, nhà ở và thương mại tăng cao do không bị ảnh hưởng bởi thị trường, chẳng hạn như những dự án có lợi thế thu hút khách hàng về vị trí thuận lợi, cơ sở vật chất tốt, điều kiện bàn giao tốt, chủ đầu tư uy tín, phương thức thanh toán linh hoạt…

Bất động sản có ảnh hưởng đến chính sách

Theo batdongsan5c nhận định: Đánh giá ở góc độ thị trường bất động sản hiện nay thì khó có thể xác định được quy chuẩn cho một sản phẩm mà chỉ có thể xác định là khách hàng có muốn mua sản phẩm đó hay không và nhu cầu thực của khách hàng đối với sản phẩm đó thực sự ra sao. Đối với gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, nếu xét về mục đích xã hội thì có thể được coi là thành công tuy nhiên về mặt khả thi thì chưa thực sự hiệu quả. Gói hỗ trợ này hướng đến các căn hộ có giá dưới 15 triệu đồng/m2 và diện tích dưới 75m2, nhưng thực tế cho thấy, các loại căn hộ này trên thị trường không nhiều, khả năng đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân vẫn còn chênh lệch quá lớn.
bat-dong-san-dang-huong-toi-thi-truong3
Hàng loạt chính sách đang nới lỏng cho thị trường bất động sản ấm lên
Trong năm vừa qua, đã có một số chính sách được đưa ra nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản, như Luật sửa đổi Nhà ở được thay đổi cuối năm 2013 đã qua tập trung vào việc nới lỏng các chính sách và mở cửa cho người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam hay gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng của nhà nước nhằm liên kết với các ngân hàng hỗ trợ chủ đầu tư và người có nhu cầu mua nhà.
Nhìn chung, các động thái hỗ trợ này đều rất đáng được ghi nhận. Tuy nhiên để thấy được các tác động rõ nét đến thị trường cần phải có thời gian và một tầm nhìn dài hạn. Đối với Luật sửa đổi nhà ở, Đồng quan điểm trên, cho thuê văn phòng quận 1 cũng đồng ý chúng ta không nên hoàn toàn mở cửa cho các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài, nhưng vẫn có nhiều cách để khuyến khích khách hàng thuê cao ốc văn phòng, mua bán nhà đất..
Về mức độ quan tâm dài hạn, sẽ có rất nhiều lợi ích nhằm kích thích thị trường bất động sản thuộc phạm vi này, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng nguồn cầu tự nhiên và lớn nhất vẫn sẽ đến từ nhu cầu trong nước. Để cung và cầu có thể được gặp nhau, điều quan trọng nhất là làm thế nào để dung hòa được mức giá hợp lý cùng chất lượng sản phẩm tương xứng.

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Bất động sản liệu có nóng sốt trên thị trường thời gian tới

Tỏ ra khá e dè khi được hỏi liệu thị trường bất động sản có nóng sốt lại trong thời gian tới, nhiều chuyên gia như cho thuê văn phòng quận 1 cho rằng thị trường chỉ là có giao dịch chứ khó nóng sốt trở lại như thời điểm năm 2007.

Khác với những năm trước, năm nay các doanh nghiệp bất động sản “khởi động” khá sớm ngay sau Tết Nguyên đán và cho đến nay thị trường khá sôi động.
Tình hình bất động sản mới đây nhất có đến 2.800 căn hộ đã được tung ra tại thị trường Tp.HCM trong 3 tháng đầu năm, đây là con số được tung bán mới trong một quý cao nhất kể từ quý 2/2011.
Giao dịch bất động sản chỉ tăng nhẹ

Có khoảng 1.600 căn được giao dịch trong quý này, giảm 5% so với quý trước nhưng tăng đến 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số cao nhất về cả số lượng giao dịch và tăng trưởng theo năm của quý đầu năm trong vòng 3 năm trở lại đây.
Trên thị trường bất động sản có rất nhiều doanh nghiệp công bố kết quả bán hàng khả quan. Điển hình, Phú Mỹ Hưng công bố bán thành công 70% trong tổng số 156 căn hộ thuộc dự án Green Valley giai đoạn 1. Công ty Hoàng Anh Sài Gòn - đơn vị phân phối độc quyền dự án Hưng Ngân Garden cho biết đã có hơn 200 khách hàng đăng ký đặt chỗ sau 3 tuần công bố dự án. Tại dự án The Vista, Capital Land cho hay, hàng tháng vẫn “túc tắc” bán được khoảng 20 căn hộ.
Dù hoạt động chào bán vẫn diễn ra và nhiều dự án có kết quả bán hàng khả quan nhưng theo ý kiến của nhiều chuyên gia, thị trường chỉ đang có tín hiệu tốt hơn tại một số dự án đã hoàn thiện hoặc có tiến độ tốt, giá bán phù hợp số đông người mua.
Những dự án có tiến độ tốt, giá bán phù hợp số đông người mua đang có giao dịch khá tốt.

Trao đổi với chúng tôi ông Lê Hữu Nghĩa – Giám đốc Công ty Lê Thành cho biết, theo thống kê tại hai sàn giao dịch bất động sản của Lê Thành, bắt đầu từ quý 4/2013 tình hình giao dịch tại các dự án do Lê Thành làm chủ đầu tư bắt đầu tốt hơn so với những năm trước. Riêng với đất hiện hữu của người dân gửi bán, nếu như trước đây dù giảm đến 20 – 30% so giá rao bán ban đầu mà vẫn không có người hỏi mua thì hiện nay dù họ không giảm giá nữa nhưng vẫn bán được.
Do giá bất động sản hiện nay đã quá thấp nên nó sẽ bật dậy sau chu kỳ khó khăn kéo dài đến 5 – 6 năm. Có thể thị trường sẽ có giao dịch đều hơn vào cuối năm nay nhưng phải đến năm 2015 thị trường mới ấm lại chứ không nóng sốt.
Ông Trương An Dương, Giám đốc nghiệp vụ Tư vấn bất động sản và Kinh doanh nhà ở Savills Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản, đặc biệt là khu vực Tp.HCM đang đi ra khỏi vùng đáy gần như tất cả các phân khúc. Trong năm nay và bước sang năm 2015 thị trường sẽ có nhiều chuyển biến khả quan hơn. Tuy nhiên phải dựa trên bối cảnh kinh tế vĩ mô tiếp tục diễn biến ổn định cũng như tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Thị trường sẽ hồi phục một cách ổn định và từ từ chứ không nóng sốt như thời gian trước đây.
Diệu Trang

Đại gia địa ốc bất động sản nhẹ nhõm khi bỏ dự án "đất vàng"

Đa số các dự án bất động sản được chuyển nhượng lại đều với lý do chủ đầu tư bị nợ đọng vốn, suy kiệt tài chính, dẫn đến mất năng lực phát triển dự án. Tuy nhiên, nhiều đại gia ngành xây dựng, dù báo lãi đậm nhưng vẫn quyết định chuyển nhượng dự án, rút vốn về.

Ông lớn rút lui

Một trong những đại gia thoái vốn tại nhiều dự án nhất là Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex – mã VCG). Năm 2013, Vinaconex công bố đạt 550 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 6,8 lần so với năm 2012 (80,4 tỷ đồng). Tuy nhiên, ông lớn này vẫn thực hiện thoái vốn tại hàng loạt dự án.

Dự án bất động sản đầu tiên mà VCG phải bán là Khu đô thị Park City (vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng) tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thương vụ này, Vinaconex chuyển nhượng 3,75 triệu cổ phiếu (tương đương 25% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Vinaconex Hoàng Thành, chủ đầu tư Dự án Park City tại quận Hà Đông (Hà Nội) cho Công ty Perdana (thuộc Samling, tập đoàn khai thác gỗ lớn nhất của Malaysia). Sau khi chuyển nhượng, Park City trở thành dự án 100% vốn nước ngoài thuộc Perdana.

Một dự án bất động sản khủng khác được Vinaconex rao bán là Splendora tại Hoài Đức (Hà Nội).

Từ đầu năm 2013, Vinaconex đã “đánh tiếng” bán lại phần góp vốn của Tổng công ty (tương đương 50% vốn điều lệ) tại Công ty Liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC, chủ đầu tư Dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh - Splendora).

Đây là dự án đầu tư xây dựng khu đô thị cao cấp kết hợp trung tâm, văn phòng thương mại nằm ở phía Tây Thủ đô, thuộc huyện Hoài Đức. Khu đô thị có tổng diện tích 246 ha, với tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD, nhưng sau 1 năm thông báo, vẫn chưa có đơn vị nào nhận chuyển nhượng cổ phần tại An Khánh JVC của Vinaconex.

Gần đây nhất, VCG tiếp tục khiến nhiều người đặt dấu hỏi về năng lực tài chính khi bán hết 10,2 triệu cổ phiếu CTCP Bê Tông&XD Vinaconex Xuân Mai, tương đương 51% vốn điều lệ cho công ty TNHH Khải Hưng.


Công ty cổ phần Bê tông&Xây dựng Vinaconex Xuân Mai là đơn vị thành viên của VCG. Báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013: doanh thu 349 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 21 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái lỗ 17 tỷ đồng).

Hiện VCG vẫn đang sở hữu hàng loạt dự án bất động sản quy mô lớn khác như: KĐT Nam cầu Trần Thị Lý (Đà Nẵng), với vốn đầu tư 1.245 tỷ đồng; Cát Bà Anmatina (Hải Phòng) quy mô 1 tỷ USD; Khu phức hợp 423 Minh Khai (Hà Nội) với vốn đầu tư 1.774 tỷ đồng; Dự án khu đô thị 215 ha tại xã Tây Mỗ và Đại Mỗ (Từ Liêm, Hà Nội) quy mô 6.000 tỷ đồng, trong đó Vinaconex góp 26% vốn điều lệ.



Dự án đang được Vinaconex rao bán


Tuy nhiên, để phát triển các dự án này, VCG sẽ cần đến nguồn vốn hàng chục nghìn tỷ đồng trong tương lai. Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn chưa mấy khởi sắc như hiện nay, việc giải bài toán vốn đầu tư đối với tổng công ty này chắc chắn sẽ là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.


Một “ông lớn” khác trong ngành bất động sản cũng thoái vốn ra khỏi hàng loạt dự án bất động sản là quỹ đầu tư VinaCapital. Hồi năm 2012, Quỹ này đã bán toàn bộ 50,1% cổ phần của mình trong dự án cao ốc A&B tại (Tp.HCM), bán 70% cổ phần của mình tại khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội Opera.

Nguyên nhân là thị trường cho thuê văn phòng đang chững lại và đây cũng là dịp quỹ này chuyển vốn đầu tư của mình sang các lĩnh vực khác của thị trường. VinaLand (do VinaCapital quản lý) cũng đã rút vốn khỏi dự án nhà ở quốc tế tại quận 9, Tp.HCM, sau khi bán 85% vốn trong khu Mandarin Garden tại Hà Nội cuối năm ngoái.

Ông Don Lâm, Tổng giám đốc VinaCapital cho biết, đơn vị này đã thoái vốn hoàn toàn khỏi 10 dự án và có 1 dự án thoái vốn một phần trên tổng số 36 dự án. Trong đó, nhà ở gắn liền với sân vườn chiếm 80% danh mục đầu tư. Với lĩnh vực bất động sản, trong vòng 3 năm tới, VinaCapital không đầu tư mới, chỉ tập trung giải phóng các "giá trị tiềm ẩn" trong danh mục đầu tư hiện tại thông qua việc thoái vốn và hoàn vốn cho cổ đông.

Đầu năm 2014, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cũng đã nổ phát pháo đầu tiên việc thoái vốn khỏi bất động sản trong nước. Đó là việc chuyển nhượng lại một dự án từng trực thuộc HAGL (Phú Hoàng Anh giai đoạn 2, huyện Nhà Bè, TP HCM) cho Công ty Kiến Á.

Cuối năm 2013, doanh nghiệp tái cấu trúc lại ngành nghề, tách các dự án bất động sản khỏi tập đoàn, quy về đầu mối là Công ty An Phú. Với quỹ đất lớn, giới đầu tư dự báo đà thoái vốn bất động sản của HAGL tại TP HCM sẽ mạnh dần.

Góp mặt nhiều nhất vào làn sóng thoái vốn bất động sản trong quý I/2014 là các doanh nghiệp dầu khí. Đầu tháng 3, HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đã chấp thuận chuyển nhượng toàn bộ phần góp vốn tại Công ty cổ phần Bất động sản Dầu khí Việt Nam. Điều kiện là PVC chỉ bán theo giá trị thị trường nhưng không thấp hơn 10.000 đồng một cổ phần.

Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) dự kiến thoái 28% cổ phần tại Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng – đơn vị đang thực hiện đầu tư dự án Celadon City trên tổng số 30% đang sở hữu. Dự kiến kết quả thương vụ thoái vốn này sẽ được báo cáo cụ thể trong mùa đại hội cổ đông 2014.

Từ việc đồng chủ đầu tư với tập đoàn Gamuda Land - một công ty bất động sản của Malaysia, nếu thoái vốn xong, Sacomreal sẽ tụt xuống vị thế là cổ đông nhỏ lẻ.


Thương vụ triệu đô

Vụ chuyển nhượng có giá trị cao nhất trong đầu năm 2013 là việc hãng hàng không Asiana Airlines, thuộc tập đoàn Kumho (Hạn Quốc) đã mua lại 50% khu phức hợp văn phòng - trung tâm thương mại - khách sạn Kumho Asiana Plaza từ Kumho E&C. Giá trị chuyển nhượng của thương vụ này là 93,9 triệu USD.

Năm 2013, VinaCapital liên tục thoái vốn khỏi bất động sản Việt Nam, đã có 5 dự án BĐS được chuyển nhượng, 1 dự án được chuyển nhượng vào đầu tháng 1/2014.

Theo báo cáo quý 4 năm 2013 của Vinaland, đã có 5 dự án Vinaland đã chuyển nhượng cho đối tác. Vào tháng 1/2013 dự án tại số 30 Nguyễn Du, Hà Nội được quỹ đầu tư này chuyển nhượng lại cho Vinataba 65% vốn của quỹ tại dự án này. Giá bán dự án này cao hơn 6,5% giá trị tài sản ròng (NAV), đem lại khoản3,3 triệu USD cho Vinaland.

Nhiều bất động sản đáng chú ý khác cũng được quỹ đầu tư này chuyển nhượng trong năm qua. Đáng chú ý có thể kể đến khách sạn 5 sao Sheraton Nhà Trang. Ở thương vụ này, Vinaland đã thoái 67% vốn với giá trị chuyển nhượng là 42 triệu USD (bao gồm cả khoản nợ 25 triệu USD).

Dự án bất động sản đáng chú ý khác cũng được VinaCapital thoái vốn trong năm qua là khu căn hộ và biệt thự Hào Khang tại quận 9, Tp.HCM. Dự án này VinaCapital nắm giữ 70%.

Ngoài ra, khách sạn Prodigy Pacific, Vinaland nắm giữ 100% cũng đã được nhượng lại với khoản tiền ròng thu về 1.7 triệu USD.

Trong báo cáo cập nhật mới nhất về tình hình hoạt động của mình vào tháng 1/2014, Vinaland cho biết vừa tiếp tục chuyển nhượng thành công một khách sạn tại TP HCM.

Việc chuyển nhượng trên đã đem về cho VinaCapital 16,1 triệu USD, cao hơn 19% giá trị tài sản ròng tính đến ngày 31/12/2013. 

Theo đại diện của Vinaland thì việc thoái vốn tại các khách sạn của VinaCapital là chiến lược phù hợp với việc rút vốn khỏi lĩnh vực khách sạn trong vòng 2 năm tới của VinaCapital.

Việc thoái vốn tại hàng loạt dự án của các “ông lớn” bất động sản, theo chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty tư vấn hội nhập toàn cầu (GIBC) Huỳnh Phước Nghĩa: "Do thị trường địa ốc chịu sức ỳ từ nhiều dự án dở dang, nên làn sóng thoái vốn bất động sản vẫn âm ỉ suốt 5 năm qua. Trong cuộc tháo chạy này, có đến 80% các dự án rao bán chưa tìm được khách mua".

Ông Nghĩa cũng cho báo chí biết, thực tế hiện nay cung nhiều hơn cầu, số lượng dự án có nhu cầu thoái vốn khá dày đặc trong khi các đối tác đủ sức thâu tóm lại rất ít và họ vẫn tỏ ra dè dặt.

Các dự án thoái vốn thành công đa phần đều có ưu thế thương mại  (giá phù hợp, vị trí thuận lợi, thương hiệu mạnh, có thể khai thác nhanh). 

“Những dự án có quy mô quá lớn hoặc xây dựng dở dang và chọn sai phân khúc nhiều khả năng sẽ chết chìm", ông Nghĩa nói.

Theo chuyên gia này, làn sóng thoái vốn bất động sản không chỉ có sự tham gia của các chủ đầu tư mà còn có nhiều ngân hàng với mục tiêu là xử lý nợ xấu. Các nhóm doanh  nghiệp chào bán cũng khá đa dạng. Không chỉ có doanh nghiệp đói vốn, sức khỏe yếu mà còn có sự góp mặt của nhiều đại gia bán tài sản để săn tìm cơ hội mới. 

Ông Nghĩa cho rằng, thoái vốn giúp sàng lọc thị trường nhưng với tình hình chung hiện nay, đây vẫn là bài toán đầy khó khăn.

                                                                                                                                Châu Anh (VTC News)