Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Bất động sản-một năm chưa thể “phá băng”

Vậy là lại thêm một năm “chòi đạp quyết liệt” của các doanh nghiệp bất động sản nhằm thoát khỏi tình trạng khó khăn của thị trường. 
Và kết quả vẫn là đầu năm chẳng khác… cuối năm, hay nói cách khác là thị trường chưa có gì chuyển biến tích cực. Dù 2013 là năm mà Chính phủ đã rất nỗ lực “phá băng” thị trường, với Nghị quyết 02/NQ-CP ngay từ những ngày đầu năm đề ra những giải pháp cụ thể…

Doanh nghiệp đánh giá: chưa chuyển biến
Theo giới doanh nghiệp kinh doanh địa ốc, 2013 là một năm thất bại của thị trường bất động sản và tình hình thời gian tới vẫn rất khó khăn. Sẽ có một sự tái cấu trúc trong ngành bất động sản và chỉ có những doanh nghiệp bán được sản phẩm mới có cơ hội sống sót, nếu không sẽ phá sản. Phân khúc cao cấp với các căn hộ diện tích lớn, giá cao gần như không có thanh khoản, dù đã giảm giá mạnh, có dự án giảm giá 30 - 50% so với thời điểm giá cao nhất.
hy vọng vào một năm mới sẽ tốt đẹp hơn cho lĩnh vực bất động sản

Nhiều doanh nghiệp tìm lối thoát bằng cách xin chuyển thành căn hộ có diện tích nhỏ nhưng không dễ vì bị vướng ở khâu thủ tục. Phân khúc nhà ở trung bình cũng không sáng sủa, dù vẫn có thanh khoản. Giá cả của các sản phẩm thuộc phân khúc này cũng giảm mạnh và nhiều doanh nghiệp muốn trụ lại thị trường phải chấp nhận giảm mạnh giá bán.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra: Vì sao giá căn hộ giảm đến mức nhiều người cho là “hấp dẫn” nhưng vẫn không giúp lực cầu tăng so với năm ngoái? Câu trả lời là giá dù giảm nhưng vẫn còn nằm ngoài khả năng chi trả của đa số người dân và quan trọng hơn là do khó khăn chung của nền kinh tế. Giá cả sinh hoạt tăng trong khi thu nhập giảm, việc làm bấp bênh khiến những người chưa có nhà ở không dám mạo hiểm vay tiền mua nhà và nếu đang ở nhà thuê, người ta chọn cách tiếp tục thuê nhà. Bởi nếu vay tiền ngân hàng để mua nhà, họ không tự tin có đủ tiền vừa trả gốc, trả lãi, vừa trang trải chi phí sinh hoạt. Còn mua nhà để đầu tư thì đã không được các nhà đầu tư cá nhân chọn lựa trong năm qua, bởi không dám mạo hiểm mà chờ đợi khi kinh tế ổn định trở lại.
Về phân khúc nhà ở xã hội, các doanh nghiệp cho rằng nếu ngành xây dựng và chính quyền không rút ngắn thời gian xét duyệt chuyển đổi căn hộ, cả chuyển từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội lẫn chuyển từ diện tích lớn sang diện tích nhỏ thì các doanh nghiệp sẽ không đủ lực để có thể chịu đựng nổi.
Hiện nay, muốn chuyển đổi dự án từ căn hộ diện tích lớn sang căn hộ diện tích nhỏ, hoặc xin cấp phép xây dựng dự án căn hộ nhỏ là cực kỳ khó khăn, sớm cũng phải nửa năm, muộn thì một vài năm. Cộng thêm thời gian xây dựng, trong tình hình khó khăn như vậy, chưa kịp có sản phẩm bán ra thị trường thì nhiều doanh nghiệp đã phá sản.
Việc giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 30 ngàn tỉ đồng còn vướng quá nhiều về thủ tục, các ngân hàng thương mại và ngành xây dựng chưa thống nhất với nhau khiến tốc độ giải ngân cực kỳ chậm chạp.
Nhận xét về thị trường bất động sản trong năm 2013, một chuyên gia nhận định, thị trường đóng băng đơn giản là do mức giá vẫn còn quá cao và ngày nào mà giá chưa giảm xuống phù hợp để người có thu nhập trung bình có thể chi trả thì thị trường bất động sản còn chưa thể hồi phục.
Dù nhu cầu về bất động sản của người dân là rất lớn, nhưng phần lớn các sản phẩm địa ốc hiện nay không phù hợp với khả năng tài chính nên người ta không thể tham gia. Không phải doanh nghiệp cứ giảm giá, bán lỗ là sẽ có người mua, bởi giá cả của thị trường là điểm gặp nhau giữa cung và cầu chứ không phải chỉ do doanh nghiệp định ra.
Các ngành chức năng đánh giá: tích cực
Cuối năm là dịp để các nhà điều hành nhìn lại những quyết sách và những gì đã đạt được sau một năm nỗ lực. Đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho rằng sau những bước khởi động chậm chạp, tới nay thị trường bất động sản đã có bước chuyển biến tích cực, nhiều dự án được khởi động trở lại, nhu cầu về bất động sản là có và có chiều hướng tăng dần.
Bước chuyển đáng ghi nhận nhất của thị trường bất động sản trong năm 2013, theo Bộ Xây dựng, là sự thay đổi trong tư duy của các chủ đầu tư dự án về phân khúc nhà ở xã hội. Theo người đứng đầu của Bộ này, thay vì xây dựng những dự án căn hộ cao cấp, giá bán cao, nhiều doanh nghiệp đã tập trung vào xây dựng những căn hộ diện tích nhỏ hơn, giá bán thấp hơn, phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân. Nhà ở xã hội thực sự là điểm sáng hiếm hoi của thị trường địa ốc năm 2013 vốn chìm trong ảm đạm. Ít ra thì loại hình này cũng giúp thị trường dấy lên những cơn sóng nho nhỏ.
Tổng hợp tình hình triển khai việc phát triển nhà ở xã hội của Bộ Xây dựng cho biết, hiện nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế, nhưng bước đầu đã vào nhịp, khi một số chủ đầu tư dự án đã bắt đầu xét duyệt, ký hợp đồng bán nhà. Nghị định 188/2013/NĐ-CP của Chính phủ mới đây về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã cho thấy một sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn của Nhà nước, với quy trình thủ tục rõ ràng hơn, điều kiện xác định đối tượng cũng thông thoáng hơn.
Bộ Xây dựng cho biết sẽ cùng ủy ban nhân dân các thành phố lớn tiếp tục triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị định 188/2013/NĐ-CP về quản lý nhà ở xã hội. Tính đến hết năm 2013, Hà Nội đã cho phép khởi công 14 dự án nhà ở xã hội, với 15.412 căn hộ, trong đó có sáu dự án đã hoàn thành và đã bán trên 3.100 căn hộ. Còn TP.HCM đã chấp thuận đầu tư 25 dự án nhà ở xã hội, với khoảng 21.750 căn. Ngoài ra, hiện có 15 dự án tại Hà Nội và 26 dự án tại TP.HCM xin chuyển đổi từ nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội đang được xem xét. Trong năm 2014, các dự án này sẽ tạo nên nguồn cung mới dồi dào, giúp người mua nhà có thêm lựa chọn.
Những người có mức thu nhập trung bình như công nhân khu công nghiệp, người nghèo đô thị, viên chức nhà nước... có hy vọng sở hữu căn hộ, dù có thể phải trả góp trong nhiều năm. Với hơn 120 dự án nhà ở xã hội đang được triển khai, Bộ Xây dựng cho rằng nguồn cung phân khúc nay đang dần vào nhịp để góp phần tạo nên thị trường bất động sản ổn định, phát triển bền vững.
Trước những ý kiến cho rằng quá trình xét duyệt, thủ tục giấy tờ còn quá chậm chạp, Bộ Xây dựng lý giải rằng việc thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng, chuyển đổi dự án, vay vốn ưu đãi để đầu tư phải trải qua nhiều thủ tục, liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau, nhưng khẳng định sẽ cùng ủy ban nhân dân các thành phố lớn tiếp tục triển khai các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nhà ở.
Về gói hỗ trợ lãi suất 30 ngàn tỉ đồng, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng tiến độ giải ngân sẽ tăng mạnh khi các sản phẩm của những dự án được khởi công trong năm 2013 đến tay khách hàng, bởi theo quy định, ngân hàng chỉ giải ngân cho khách hàng khi có hợp đồng mua bán căn hộ giữa chủ đầu tư với khách hàng.
Nghĩa là, như vài ba năm gần đây, người ta lại chờ đợi và hy vọng vào một năm mới sẽ tốt đẹp hơn cho lĩnh vực bất động sản…

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Tín hiệu đáng mừng của thị trường cho thuê văn phòng

Trong báo cáo, Cushman & Wakefield nhận định, nhu cầu thuê mặt bằng văn phòng sẽ có nhiều dấu hiệu tích cực trên khắp châu Á vào năm 2014. Dự kiến, nhu cầu thuê mặt bằng văn phòng khu trung tâm sẽ đạt đến 5,5 triệu mét vuông tính trên tổng số 30 thành phố lớn của khu vực châu Á.
Trong số 30 thành phố tại châu Á, dự đoán, thị trường văn phòng Tokyo (Nhật Bản) tiếp tục đạt diện tích thuê mới cao nhất năm 2014 là 706.603 m2. Xếp sau là Bengaluru (Ấn Độ) với 585.289 m2, Manila (Philippines) 57.418 m2.
Thị trường cho thuê văn phòng tăng trở lại

Xét trên vùng Đông Nam Á, Manila cũng là thành phố có diện tích văn phòng thuê mới lớn nhất trong số bảy thành phố là Manila, Jakarta, Kuala Lumpur, Singapore, Hà Nội, Bangkok và Tp.HCM.
Cũng theo Cushman & Wakefield, vào năm 2014 tổng diện tích văn phòng cho thuê mới tại Hà Nội tăng xấp xỉ 15%, trong khi đó tại Tp. HCM, con số đó là 14% so với năm 2013.
Với số lượng nguồn cung tiếp tục gia tăng tại Tp.HCM và Hà Nội, thị trường bất động sản năm 2014 tiếp tục là thị trường của khách thuê. Nguồn cung ổn định, số lượng diện tích cho thuê linh hoạt nhiều lựa chọn, giá cho thuê rẻ hơn tạo điều kiện thuận lợi cho khách thuê tại cả hai thành phố. Thêm vào đó, hoạt động cho thuê cũng sôi động hơn khi nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng trong năm tới.


 “Nhu cầu thuê mặt bằng văn phòng sẽ tăng dần từ nay đến năm 2014, 2015. Tình trạng thừa cung diễn ra tại hầu hết các thành phố ở châu Á sẽ giảm dần từ năm 2014 do nền kinh tế từng nước cũng như toàn thế giới đã đi vào ổn định.” Sanjay Dutt, Phó Giám đốc điều hành Cushman & Wakefield Đông Nam Á bình luận.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Giấy phép xây dựng: Từ "Thượng đế" tới nạn nhân

Tại Hà Nội, khó có thể thống kê chính xác mỗi năm Sở Xây dựng, UBND cấp quận, huyện phê duyệt bao nhiêu Giấy phép xây dựng cho các dự án bất động sản như nhà ở khu vực đô thị, điểm dân cư nông thôn. Thực tế xuất hiện thêm đa dạng các trường hợp cá nhân, hộ gia đình xin cấp phép xây dựng nhà ở (từ cấp 4, tới nhà 3-4 tầng kiên cố).
Thủ tục, quy trình làm hồ sơ xin cấp phép, thời gian chờ "ý kiến" của cơ quan thẩm quyền đều được nêu cụ thể trong nhiều văn bản như: Luật Xây dựng, Pháp lệnh Thủ đô, Nghị định 209, năm 2004, Nghị định 08… Nhưng vẫn tồn tại rất nhiều bức xúc, gian nan của người xin cấp GPXD tại Hà Nội.
Nỗi lòng người trong cuộc
Sinh sống trong căn nhà nằm một phần trên địa giới của hành lang bảo vệ đê thuộc phường Phúc Xá, gia đình chị Lan vẫn băn khoăn vì không biết xin GPXD ở đâu cho hợp thức, hợp pháp. Bởi lẽ thông thường xin cấp phép nhà ở đô thị, chủ nhà cần hoàn thiện hồ sơ và gửi tới UBND cấp quận sở tại.
Tuy nhiên, căn nhà của người này lại không nằm trong khu đất ở ổn định (thổ cư lâu năm, đã được quy hoạch là đất ở ổn định). Nếu "may mắn" được cấp phép, gia chủ chỉ được xây dựng dưới 2 tầng, với cam đoan không đòi bồi thường khi xảy ra sạt lở, lũ quét.
Đương nhiên, giấy phép chỉ là GPXD tạm, đồng thời khi xây, chủ nhà phải được Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đồng ý cho xây và khẳng định công trình không nằm trong hành lang bảo vệ đê.
Quản lý trật tự xây dựng đô thị vẫn còn nhiều bất cập
kéo dài ngay từ khâu cấp phép xây dựng
Theo LS. Hà Tuấn (hiện làm việc tại một VPCC ở Ba Đình), sẽ có hai phương án: một là chủ nhà hỏi ý kiến Ban Chỉ đạo và Phòng chống bão lụt của quận/huyện sở tại để được tư vấn về thủ tục thỏa thuận xin phép xây dựng với Sở NN&PTNT. Hai là gia chủ "gõ cửa" phòng đô thị quận để rõ toàn bộ cách thức triển khai (!)
Phổ biến hơn cả trong đời sống xây dựng đô thị là chuyện chủ nhà bị hàng xóm "hành" trong quá trình xin cấp phép xây dựng. Tiêu biểu, anh Lãm (hiện sống tại khu vực Thanh Nhàn, Q.Hai Bà Trưng) đã hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ sổ đỏ để xin cấp phép xây dựng căn nhà lụp xụp của mình. Sổ đỏ thể hiện rõ diện tích, hình dạng khu đất, các phần giới hạn và các diện tích sử dụng chung trong ngõ.
Đồng thời, cán bộ địa chính phường đã khẳng định đất của anh Lãm là hợp pháp và được sử dụng các phần diện tích chung mà không phải thoả hiệp hay mất thêm khoản tiền nào. Khó khăn xuất hiện khi cán bộ khảo sát của quận xuống thực địa thì người hàng xóm (nguyên là chủ khu đất đã bán cho người mà anh Lãm mua lại) gây cản trở bằng lý do: chỉ cho đi chung 1/2 ngõ (!) và ra giá 20 triệu nếu chủ nhà muốn "yên thân". Không muốn mất thêm tiền một cách vô lý, gia chủ đang đứng giữa mối "bùng nhùng": quận, phường, thủ tục xin cấp phép.
Chỉ cần gõ từ khóa "dịch vụ xin cấp GPXD" sẽ cho ra 109.000 kết quả trong 0,21 giây, với rất nhiều công ty luật, trung tâm nhà đất, môi giới BĐS nhận thực hiện công việc này. Một số đơn vị tiêu biểu nhận dịch vụ này như Công ty TNHH Tư vấn Vista, Công ty TNHH Việt Nam House, Công ty CP Ocean Law…
Đánh cược với dịch vụ
Thực chất, những công ty dạng này chủ yếu chỉ tư vấn cho khách hàng cách hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép như mọi vấn đề pháp lý liên quan để phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; tư vấn chuẩn bị những tài liệu cần thiết trong hồ sơ xin cấp phép; soạn thảo hồ sơ và chỉnh sửa theo đúng yêu cầu, quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và đại diện cho khách hàng nộp và nhận giấy phép.
Tạm hiểu, chủ đầu tư bất động sản (sở hữu BĐS cần cấp phép xây dựng) chỉ việc chuẩn bị mọi giấy tờ theo hướng dẫn và chờ đợi từ 15-20 ngày làm việc, kể từ khi công ty nhận được đủ hồ sơ hợp lệ (ngang với quy định của luật hiện hành). Vì vậy, khách hàng của những công ty này thường là các "Thượng đế" không đủ hiểu biết về thủ tục, quy trình liên quan; đồng thời sợ bị "hoa mắt" vì hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Ở một góc độ khác, nhiều nhà đầu tư non kinh nghiệm lại nhờ tới các lời quảng cáo "mùi mẫn" của "cò đất" như: giao dịch trao tay, bao giấy tờ xin cấp phép xây dựng trong 1-2 tuần sau khi trao tiền. Đối với dạng thức dịch vụ này, sản phẩm mục tiêu là những mảnh đất xen kẹt, đất phần trăm, đất thuộc quy hoạch treo (chưa được thực hiện), đất đã bị thế chấp hoặc chưa chuyển mục đích sử dụng sang đất ở. Giá rẻ, giấy tờ trao tay, sổ đỏ được quảng cáo là "đang xúc tiến tại quận, huyện", lại kèm "bao GPXD", rất nhiều người mua (từ ngoại tỉnh tìm về Hà Nội) đã "bập" vào "cái bẫy" này.
Thậm chí, để tạo lòng tin về bất động sản cho nạn nhân, một số cò đất còn dở chiêu cho khách giữ lại 10-20 triệu "làm tin" tới khi nhận được GPXD. "Lóa mắt" trước bài toán lợi nhuận (mua bán chóng vánh, xây cất thật nhanh và cho thuê 1-2 năm là thu hồi vốn), không ít "Thượng đế" đã "khóc dở, mếu dở" vì bị cơ quan chức năng bắt tháo dỡ toàn bộ công trình. Hỏi ra mới biết, đất không sổ đỏ thì "đào" đâu ra GPXD, kẻ bán "cao chạy xa bay" và người mua đành "gặm nhấm" bài học về sự tỉnh táo.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Từ Liêm (HN): BĐS vẫn chưa phủ sóng toàn bộ

Việc Từ Liêm tách quận có tác động đến nhiều yếu tố, đặc biệt là lĩnh vực BĐS. Tuy vậy, khu vực ven sông Nhuệ hay đường 70 thì vẫn chưa có "sóng".


Tách quận làm thị trường Bất động sản khu vực trở nên sôi trào hơn bao giờ hết. Ghi nhận từ thực tế đến nay những giao dịch tại khu vực vẫn rất dè chừng. Mỹ Đình, Mễ Trì vẫn là “vùng nóng” của vùng với giá mặt bằng cao nhất, các khu vực khác gần như không có đột biến.
Thôn Phú Đô - Mễ Trì từng là "điểm nóng" tại khu vực Từ Liêm.
Với tốc độ đô thị hóa cao, có nhiều thuận lợi về vị trí, thôn Phú Đô – Mễ Trì từng là một trong những “điểm nóng” trên thị trường bất động sản. Ở đây đất thổ cư đã từng được nhiều nhà đầu tư săn lùng ráo riết. Loanh quanh trong các ngõ nhỏ có thể thấy lác đác biển rao bán nhà, đất.
Chỉ vào mảnh đất tại Phú Đô đang được rao bán, anh Nguyễn Văn Mạnh cho biết, mảnh đất có diện tích 40m2 anh đã từng rao bán với giá 42 triệu/m2 nhưng không có ai hỏi mua. Đến nay anh bán với giá 38 triệu/m2.
Hỏi anh có biết thông tin về việc Từ Liêm lên quận, nhiều người mong cơ hội này để tăng giá đất, anh Mạnh chia sẻ, "việc lên quận thì người dân ở đây không ai là không biết, mảnh đất này tôi đã rao bán đến gần 3 năm nay rồi nhưng vẫn chưa bán được. Mấy năm trước nhà đất còn có giá chứ giờ ở đâu cũng rớt giá rồi. Tôi không phải dân đầu cơ nên chỉ lựa giá hợp lý để bán được".
Tại làng Phú Mỹ - Mỹ Đình, đất thổ cư vẫn có giao dịch dù không nhiều. Mặt bằng giá tại đây dao động từ 35 – 60 triệu/m2. Theo ghi nhận của PV, mặt bằng giá này cũng không có nhiều đột biến trước thông tin Từ Liêm được tách làm 2 quận.
Tìm đến các sàn giao dịch BĐS trong khu vực, ghi nhận tình hình giao dịch tại đây cũng chưa có “sóng”. Anh Kiệt – nhân viên một sàn giao dịch cho biết, sau thông tin Từ Liêm lên quận giao dịch ở đây có đà nhích lên nhưng chủ yếu vẫn là ra hàng, đẩy hàng. "Tại sàn chúng tôi trong những ngày qua đã có nhiều người qua để gửi bán nhà đất nhưng lượng khách hỏi mua vẫn dè chừng. Phần lớn là họ hỏi tham khảo thông tin".
Người dân còn thờ ơ
Rời “vùng nóng”, qua vùng ven sông Nhuệ hay đi dọc đường 70 từ Tây Tựu tới Chèm, đây là khu vực vẫn còn tỷ lệ đất nông nghiệp cao, quá trình đô thị hóa chưa diễn ra mạnh mẽ. Thị trường nhà đất tại đây cũng chưa có nhiều biến động. Tại đây cũng xuất hiện những biển báo rao bán nhà đất nhưng khi hỏi mua thì người dân còn phân vân lưỡng lự.
Chị Thắng (Tây Tựu) đang có nhu cầu bán đất cho hay, gia đình chị có nhu cầu bán đất với mức giá 25 triệu/m2. "Nhưng vì cũng chưa đến mức cần tiền rồi lại có thông tin về việc Từ Liêm lên quận nên chúng tôi chưa muốn bán vào lúc này. Là nông dân chúng tôi cũng không biết giá đất lên xuống thế nào nhưng để sau một thời gian ổn định bán đi cho chắc chắn. Đất có sổ đỏ để đấy thêm một thời gian cũng chẳng đi đâu mà thiệt".
Thông tin Từ Liêm lên quận chưa đủ để tạo "sóng" cho thị trường nhà đất của khu vực.
Trong khi đó, đất thổ cư trong thôn thuộc các xã như Thụy Phương, Cổ Nhuế, Xuân Phương,... hiện dao động khoảng 25-35 triệu đồng/m2. Khu Phú Diễn khoảng 35-43 triệu đồng/m2.
Thông tin một số sàn giao dịch tại khu vực Cổ Nhuế, Phú Diễn cho biết, giao dịch trong khu vực thời gian này không có nhiều. Trước đó giao dịch tại đây đã khá èo uột.
Ông Trần Hữu Thọ - Giám đốc sàn giao dịch Minh Hưng cho rằng, việc Từ Liêm lên quận có thể tác động đến một số khu vực nhưng tại khu vực ven sông Nhuệ hay đường 70 đến nay gần như chưa có tác động. Thậm chí với chính người dân ở đây vẫn còn khá thờ ơ. Thông tin Từ Liêm lên quận chưa đủ để tạo "sóng" cho thị trường nhà đất của khu vực nhưng trong thời gian tới với những chính sách tạo diện mạo mới cho quận hy vọng có thể tạo đà cho thị trường có sức bật mới – ông Thọ nói.
(Theo Vietnamnet) 

Sắc màu nội thất 2014

 Khi không khí Noel đang dần ùa về trên từng con phố thì cũng là lúc chúng ta sắp đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Hãy cùng khám phá những gam màu được nhiều nhà thiết kế nổi tiếng khắp thế giới lựa chọn làm màu sắc nội thất năm 2014

Màu vàng: Ngày mới ngập tràn năng lượng.
Màu vàng - dù ở sắc độ nào cũng đều toát lên vẻ rực rỡ, năng động và ấm cúng. Chính vì thế khi chọn gam màu này làm màu sắc chủ đạo cho một không gian nào đó trong ngôi nhà của mình, bạn cần chú ý phối hợp với các chi tiếtnội thất, gam màu chung của cả căn nhà cũng như các điểm nhấn trong nội thất khác để tạo sự trung hòa cho không gian.
Vì là màu sắc của sự ấm cúng, năng động nên màu vàng thường được dùng để trang trí phòng khách. Khi trang hoàng cho phòng khách của bạn bằng gam màu rực rỡ này sẽ khiến cho không gian nơi đây toát lên một vẻ thân thiện, cởi mở như muốn tỏ lòng hiếu khách của bạn với những vị khách.
Sự hiếu khách của bạn cùng với một không gian ấm áp, thân thiện mà sắc màu tươi trẻ này mang lại sẽ khiến cho những vị khách dù chỉ đến nhà bạn một lần sẽ có những ấn tượng thật đẹp về bạn, về ngôi nhà rực rỡ sắc vàng của bạn.
Màu xanh dương: Bình yên và phóng khoáng
Màu xanh dương tạo nên khung cảnh hài hòa và tươi mới, đồng thời khuấy động tinh thần khám phá. Sự kết hợp hài hòa các đồ trang trí có màu xanh da trời sẽ mang đến cảm giác thanh nhã và yên bình. Không gian nhà bạn sẽ tạo ra sự rộng rãi vì màu xanh có khả năng phản chiếu ánh sáng. Những người ưa màu xanh là những người nhạy cảm, có năng lực, sự quyết đoán và khả năng tập trung cao. Trong một căn phòng sơn màu xanh dương nên kết hợp với nội thất màu trắng như bàn, ghế, tủ kệ...
Màu xanh lá: Màu của sự sinh sôi, phát triển và may mắn
Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc xanh mơn mởn, với những ai yêu thích thiên nhiên có thể sử dụng màu xanh để trang trí nội thất trong khôn gian sống của mình. Màu xanh lá cũng có ý nghĩa nối kết sự sống của trái đất, cung cấp cho bạn sức trẻ và nhiệt huyết. Khi cảm thấy mệt mỏi, một không gian xanh của thiên nhiên sẽ làm hồi sinh các giác quan bằng cách dùng sơn hoặc giấy dán tường với những tông màu xanh lá cây khác nhau mang đến không gian tươi sáng và cảm giác rất dễ chịu. Bài trí thêm những đồ vật màu xanh nhạt như ghế, gối, lọ hoa, đen chùm... để tạo nên sự hài hòa về màu sắc.
Màu tím: Dịu dàng, trang nhã
Màu tím được đánh giá là màu sắc của sự dịu dàng, quyến rũ. Khi được kết hợp với những gam màu khác nhau, chúng sẽ tạo nên những hiệu ứng rất khác biệt. Màu tím đi với đỏ thường gây cảm giác mạnh mẽ và sự chú ý nhiều hơn các màu khác, khi kết hợp với xanh da trời nhạt trong phòng ngủ sẽ tạo một cảm giác nhẹ nhàng. Tuy nhiên, sự kết hợp được ưa chuộng và dễ thực hiện nhất là giữa màu tím nhạt và màu trắng, trắng ngà hoặc màu sữa. Hai gam màu này khi được kết hợp với nhau sẽ tạo ra một không gian nhẹ nhàng, đấy nữ tính, rất phù hợp cho căn phòng của các bạn gái trẻ.
Lê Na

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Cấp phép cho hồ sơ đầu tư dự án có sử dụng đất

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa gửi văn bản lấy ý kiến các bộ Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường lần cuối cùng trước khi 3 cơ quan chính thức ký ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư, đất đai, xây dựng và môi trường đối với dự án đầu tư bất động sản.

Với một số nguyên tắc đã được thống nhất trong xây dựng thông tư liên tịch, như giảm tối đa nội dung thiếu rõ ràng hoặc mâu thuẫn, không tương thích, đơn giản hóa thủ tục, các bộ đã cùng nhau cụ thể hóa hồ sơ, trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
Đặc biệt, ông Phan Đức Hiếu, Phó trưởng ban Môi trường kinh doanh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM), Thư ký Tổ soạn thảo cho biết, những thực tiễn tốt trong giải quyết thủ tục hành chính đang được một số địa phương thực hiện, như tổ chức họp liên ngành thẩm định hồ sơ thay vì lấy ý kiến bằng văn bản, áp dụng nguyên tắc “im lặng là đồng ý” với các trường hợp cơ quan được lấy ý kiến không trả lời đúng hạn…, đã được các bộ đồng tình áp dụng.
đơn giản hóa thủ tục, các bộ đã cùng nhau cụ thể hóa hồ sơ, trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

“Cách thức phối hợp thường thấy giữa các cơ quan nhà nước là hỏi ý kiến bằng văn bản. Cách này thường kém hiệu quả, hình thức và tốn thời gian. Xét về bản chất, yếu kém của quy định về thủ tục hành chính đã góp phần tạo ra bất cập này”, ông Hiếu phân tích và cho biết, việc các bộ thống nhất cắt giảm các bước không cần thiết sẽ giảm cả thời gian và chi phí cho nhà đầu tư.
“Tất nhiên, đi cùng với những đơn giản hóa về quy trình, nguyên tắc nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, tính chính xác của nội dung hồ sơ dự án do mình lập và nộp tại các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cũng được xác định rõ”, ông Hiếu nói.
Cũng phải nhắc lại, để triển khai một dự án đầu tư bất động sản có sử dụng đất, xây dựng và liên quan đến môi trường, nhà đầu tư sẽ phải thực hiện khoảng 18 thủ tục, tùy vào từng dự án. Theo phân tích của ông Hiếu, nếu tính riêng lẻ từng thủ tục, thì đây là những thủ tục khó với nhà đầu tư, nhưng mức độ khó tăng lên nhiều lần vì nhà đầu tư phải thực hiện tất cả thủ tục này.
Tính riêng thủ tục hành chính trong thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, khảo sát mới nhất của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) thực hiện năm 2013 cho thấy, mỗi dự án mất 580 - 865 ngày để thực hiện.
Khó khăn hơn ở chỗ, số ngày để hoàn tất các thủ tục này không có cơ sở để tiên liệu, thậm chí nhiều trường hợp, cả nhà đầu tư và cơ quan nhà nước không biết bắt đầu bằng thủ tục nào và thực hiện thủ tục nào tiếp theo, ở đâu.
Đơn cử, quy định cơ quan chịu trách nhiệm giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng, theo Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đất đai và Nghị định 69/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, có tới 3 cơ quan là Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư được nhắc đến.


Vì vậy, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI), khi điều tra cảm nhận của DN về môi trường kinh doanh cấp tỉnh, đây là các thủ tục DN kêu ca nhất, nhưng khó đề xuất sửa đổi nhất. “Các quy định này được xây dựng và ban hành bởi nhiều bộ, ngành khác nhau, thường thì theo góc độ riêng của mỗi cơ quan, ít cân nhắc, tính toán trong tổng thể quy trình thủ tục hành chính nhìn từ góc độ người đầu tư”, ông Tuấn phân tích và cho rằng, việc các bộ cùng ngồi với nhau để đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ giải được bài toán phối hợp lâu nay DN bất động sản luôn kêu ca.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Dịch vụ dọn dẹp nhà trọn gói cuối năm

Dọn nhà, hay chuyển văn phòng cần di chuyển tủ hồ sơ giá từ 250.000 đồng/cái, bàn uống nước, bàn tiếp khách giá 90.000 đồng/cái, công tháo và lắp vách ngăn lớn từ 30.000 đồng/cái…
Với những ngôi nhà dùng nhiều kính, chi phí để làm sáng bóng từ 5.000 - 7.000 đồng/m2 đối với các tấm kính cao dưới 4m, với các tòa nhà cao tầng phải dùng hệ thống thang leo thì giá từ 15.000 - 20.000 đồng/m2. So với năm ngoái, bảng giá giặt ghế cá nhân, lau chùi máy tính, máy in và giặt thảm đều không tăng, chỉ từ 15.000 - 20.000 đồng/cái. Phí vệ sinh máy photocopy khoảng 30.000 đồng/lần.
Rất nhiều dịch vụ bao trọn gói dọn nhà giá rẽ

Năm nay, nhu cầu sửa chữa nhà chung cư cũ, văn phòng cũ nhiều. Theo chị Hồng Anh (Q.3, TP.HCM): “Mọi năm tôi thường tự dọn dẹp, sửa nhà đón năm mới. Nhưng năm nay phải thuê dịch vụ tới làm vì có nhiều chỗ hỏng không tự làm được. Tường ở lâu ngày có vết nứt nhỏ cần phải dặm lại, mấy chỗ loang lổ do nước cần xử lý nên thuê luôn dịch vụ trọn gói cho tiện. Một căn chung cư cũ 80 m2 của tôi tốn khoảng 4,4 triệu đồng”. 
Riêng dịch vụ tổng vệ sinh cho toàn bộ căn nhà 2 - 3 tầng làm trong 1 - 2 ngày cho thuê văn phòng quận 1 biết thì giá và chi phí từ 1,5 triệu đồng/căn, bao gồm vệ sinh khử vi khuẩn, trang trí và sắp xếp các đồ đạc. Kinh nghiệm của nhiều gia đình cho thấy, đối với việc sơn lại nhà cần phải làm trước ngày 20 tháng chạp, qua thời điểm đó giá sẽ cao mà khó thuê dịch vụ.

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Bất động sản khó khăn các đại gia chuyển sang chăn nuôi và trồng mía

Không chỉ được biết đến là như một đại gia bất động sản hay một "ông bầu" bóng đá, Đoàn Nguyên Đức còn là một ông nông dân chính hiệu với giày vớ lấm lem bùn đất say sưa nói về kỹ thuật trồng mía, cao su.

Sau hơn 1 năm "đổ bộ" sang Lào, Hoàng Anh Gia Lai đã trồng tổng cộng hơn 35.000 ha mía, cao su và cọ dừa. 
Chia sẻ về kinh nghiệm làm nông nghiệp của mình, ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ kỹ thuật  trong việc áp dụng "nông nghiệp không đất" với mía, cao su tại Attapeu. Ông Đức bảo cái này ông học từ Israel. 
 
Sau hơn 1 năm "đổ bộ" sang Lào, Hoàng Anh Gia Lai đã trồng tổng cộng hơn 35.000 ha mía, cao su và cọ dừa. 
 
"Israel một năm không có giọt mưa, đất thì toàn cát và sỏi đá nhưng họ vẫn trồng bắp với sản lượng 18 tấn/ha trong khi chúng ta chỉ 7 tấn/ha. Điều đó chứng tỏ, đất không quan trọng. Mấu chốt vấn đề là dinh dưỡng. Cây cần chất gì, cần bao nhiêu ta cung cấp bấy nhiêu chất đó".  
 
Với góc nhìn như thế, phân tích đất là khâu đặc biệt quan trọng của HAGL. Mỗi nông trường lấy 20 mẫu đất, trộn lẫn rồi thực hiện phân tích đất. Sau đó, phần mềm "công thức đất" (cũng mua bản quyền của Israel) sẽ cho đáp số về từng loại lượng dinh dưỡng cần cung cấp cho đất.

Hào hứng với kết quả của cơ giới hóa nông nghiệp nhưng ông Đức thừa nhận rằng một yếu tố cực kỳ quan trọng để thực hiện việc này là diện tích lớn. 
 
"Ở Việt Nam và rất nhiều nước đứng đầu về đường trên thế giới rất khó để có cánh đồng lớn tới hàng chục ngàn héc ta như chúng tôi ở đây", ông Đức nói. 

Theo ông Đức, cái khác biệt giữa sản xuất đường của Hoàng Anh Gia Lai với ngành mía đường Việt Nam là tập đoàn sở hữu diện tích lớn, thứ hai là cơ giới hóa nên năng suất cao, chữ đường cao và đặc biệt, tận dụng được tất cả các sản phẩm phụ sau đường. 
 


Bã mía chạy điện, sử dụng không hết bán cho Lào (nhà máy đường của Hoàng Anh Gia Lai chỉ sử dụng hết 20% sản lượng điện từ bã mía); tro làm phân và ethanol. Chỉ tính 3 sản phẩm phụ này đã gần triệt tiêu giá nguyên liệu. 

Đó là lý do,  giá đường của Hoàng Anh Gia Lai chỉ khoảng 4.500 đồng/kg trong khi tại Việt Nam, giá thành 1 kg đường lên tới 12.000 - 13.000 đồng. 

"Cao su cũng vậy, ở Việt Nam bình quân là 1,7 - 1,8 tấn/ha nhưng ở đây sẽ là 3 tấn/ha”, ông Đức cho biết. Không nói suông, ngay tại vườn cao su, người của Hoàng Anh Gia Lai  đã cho lấy ngẫu nhiên 10 chén mủ mang cân tại chỗ. Lần đầu tiên cho kết quả là 3 kg, trừ "bì" 8 lạng còn 2,2 kg. Lần thứ hai là 2,9 kg, trừ bì còn 2,1 kg. 

"Với 550 cây, mỗi cây lấy mủ 100 lần/năm, được khoảng 10 tấn mủ ướt, tương đương với 3,5 tấn mủ khô. Đây là năm lấy mủ đầu tiên trong khi năm thứ 10 mới là năm "đỉnh" của việc cho mủ đối với cây cao su", ông Đức tính toán. 

Sơn Hà đi bán lẻ

Tuy là lĩnh vực không thể đem lại lợi nhuận khổng lồ như bất động sản, nhưng trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay, kinh doanh bán lẻ vẫn được đánh giá là mảng có lợi nhuận. Vì thế, không ít các công ty địa ốc có tiếng đã bắt đầu đặt những bước chân đầu tiên của mình vào lĩnh vực này.

Cách đây hơn 1 năm, Tập đoàn Sơn Hà chuyên kim khí, xây dựng cũng quyết định đã mở siêu thị đầu tiên trong chuỗi bán lẻ của mình ở Hà Đông, Hà Nội là Hiway Supercenter. Như vậy, các tên tuổi lớn như Co.op Mart, Fivimart, BigC, Metro,…sẽ có thêm một đối thủ cạnh tranh mới trong thị trường bán lẻ ở Hà Nội.

Lý giải về sự chuyển hướng này, ông Lê Vĩnh Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Sơn Hà cho rằng, Tập đoàn sẽ thoái vốn, rút khỏi lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Định hướng tập đoàn chỉ giữ lại các phần mặt bằng thương mại bán lẻ trong các dự án hoặc sẽ mua thêm bất động sản chỉ để tạo nền tảng, phục vụ phát triển bán lẻ mà thôi.

Theo ông Sơn, việc chuyển sang lĩnh vực bán lẻ, không phải là một phương án đối phó với tình thế, chống đỡ khi bất động sản lâm vào khó khăn.

“Đó là chiến lược đã được ban lãnh đạo tập đoàn dự kiến, chuẩn bị từ 5 năm nay. Doanh nghiệp hiện đã hội tụ đủ những yếu tố từ hạ tầng, công nghệ, nhân lực và tài lực cho phát triển lĩnh vực bán lẻ; lại đón bắt được nhu cầu, đơn đặt hàng phát triển hạ tầng thương mại tiện ích, gần gũi và hiện đại tại các khu đô thị”, ông Sơn khẳng định.

Đại diện Sơn Hà cũng cho cho thuê văn phòng quận 1 biết, trong vòng 5 năm tới, tham vọng sẽ có 20 siêu thị nữa trên địa bàn toàn quốc.

Đi chăn nuôi, sản xuất gỗ ép

Được đánh giá là doanh nghiệp bất động sản, nhưng mới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng khiến nhiều người phải bất ngờ. Theo Nghị quyết Đại hội cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản hồi năm 2012, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng đã thông qua việc bổ sung ngành nghề kinh doanh với 3 mã ngành hoàn toàn mới: nuôi trồng thủy sản biển, nuôi trồng thủy sản nội địa và sản xuất giống thủy sản.

Trước đó, một đại gia bất động sản ở phía Nam là Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt cũng đã có bước đi tương tự: điều chỉnh bổ sung thêm lĩnh vực nông nghiệp vào giấy phép kinh doanh.

“Qua khủng hoảng, tôi rút ra được một kinh nghiệm xương máu. Đó là bên cạnh lĩnh vực cốt lõi, doanh nghiệp cần phải có thêm những lĩnh vực khác để tạo nguồn thu ổn định”, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Phát Đạt, lý giải trên báo chí cho hướng đầu tư mới này.

Theo ông Đạt, bất động sản vẫn là lĩnh vực cốt lõi của Phát Đạt, nhưng cũng cần phát triển những ngành như trồng rừng, cao su, lúa gạo, chăn nuôi, để có nguồn thu ổn định, bổ sung nguồn lực cho bất động sản.
                         
Không chỉ chăn nuôi, một doanh nghiệp bất động sản khác ở phía Bắc là Công ty Cổ phần Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu (GP - Invest) cũng công bố thay đổi hướng đầu tư sang sản xuất gỗ ép.

Đầu tháng 2 vừa qua, Đại hội đồng cổ đông GP - Invest đã thống nhất đề xuất của Hội đồng Quản trị về việc phát triển thêm lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp này quyết định sẽ đầu tư khoảng 500.000 USD để thành lập liên doanh sản xuất viên hạt gỗ ép với một nhà đầu tư Đan Mạch và một đối tác trong nước.

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Sự bình thản khó tin của Dương Chí Dũng

Đã dự nhiều phiên tòa xét xử các quan tham, nhưng cho thuê văn phòng quận 1 chưa từng thấy “ông trùm” bất động sản Dương Chí Dũng ngày nào vẫn bình thản khi phải đối mặt với tội lỗi đã gây ra.

Dương Chí Dũng trước tòa.


Bị đề nghị mức án tử hình nhưng Dương Chí Dũng luôn tỏ ra bình thản, thư thái, nhỏ nhẹ trả lời thẩm vấn tại tòa. Trái với thái độ của sếp, thuộc cấp của ông ta đã không kìm được những giọt nước mắt.

Trong suốt 3 ngày xét xử, bị truy tố vì tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”, bị VKS đề nghị mức án tử hình, nhưng từ đầu chí cuối chưa lúc nào người ta thấy Dương Chí Dũng xuống tinh thần.
Mỗi lần trả lời thẩm vấn, bị cáo này chậm rãi cất lời. Từng lời của bị cáo thốt ra đều nhẹ nhàng, như thể ông ta đang trò chuyện, thủ thỉ với… HĐXX.
Phiên xét xử đã có lúc căng thẳng tới độ có một nữ luật sư suýt khóc, còn một nữ luật sư khác đã bật khóc tại tòa khi bị vị thẩm phán ngắt lời.
Các bị cáo khác nếu không rơi nước mắt thì cũng thể hiện tinh thần xuống dốc với nét mặt mệt mỏi, ủ dột.
Chỉ riêng có Dương Chí Dũng từ đầu chí cuối luôn giữ được phong thái điềm đạm, bình thản đến khó tin.
Thậm chí, người ta còn thấy ông Dương Chí Dũng tươi cười với cảnh sát bảo vệ tư pháp và không ngại ngần khai nhận về sự phản bội vợ con của mình.
Sau 3 ngày xét xử, khi được nói lời sau cùng, phớt lờ vị thẩm phán liên tục ngắt lời: “Thôi thôi, bị cáo dừng lại”, cựu cục trưởng vẫn bình tâm đọc diễn cảm mấy câu thơ về ngành hàng hải Việt Nam:
28 năm qua lại trở về
Với người hàng hải lại nặng thề năm xưa
Dưới cờ Đảng nguyện cùng đưa
Con tàu hàng hải đến bờ vinh quang.
Thơ ông Dương Chí Dũng đọc là vậy, nhưng trên thực tế thì thương vụ mua ụ nổi 83.M mà ông ta chỉ đạo cấp dưới  thực hiện đã làm tiêu tốn của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Cáo trạng của VKSND TC cho rằng Dương Chí Dũng đã cố ý làm trái gây hậu quả thất thoát hơn 300 tỷ đồng.
Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, sau 5 năm được đưa về Việt Nam, chiếc ụ nổi cũ, hỏng đó đã không sinh lợi được gì.
Theo đại diện VKS, thậm chí mỗi năm Nhà nước đang phải tiêu tốn 12 tỷ đồng cho việc thuê điểm neo đậu chiếc ụ nổi kia.
Và Nhà nước đang phải làm thủ tục bán thanh lý ụ nổi để cắt lỗ.
Giữ quyền công tố tại tòa, đã có lúc đại diện VKS phải thốt nên rằng: “Cứ như thế thì nền kinh tế đất nước này đi đến đâu?”.
Những giọt nước mắt muộn mằn
Không giống như Dương Chí Dũng, qua quan sát, có thể nhận thấy các thuộc cấp của “ông trùm” bị xuống tinh thần theo từng ngày xét xử.
Và cho đến ngày xét xử thứ ba, nhiều người đã không kiềm chế được những giọt nước mắt.
Họ òa khóc ngay tại tòa khi được phép trình bày trước vành móng ngựa.
Từng đứng trên đỉnh vinh quang khi giữ cương vị Tổng giám đốc Vinalines trong nhiều năm, khi được nói lời sau cùng, sau một hồi dùng đủ các lý lẽ để chứng minh mình không phạm tội “Tham ô tài sản”, bỗng bị cáo Phúc bật khóc.
Những giọt nước mắt muộn mằn, những lời nói nghẹn ngào khác hẳn với phong thái của mình khi ông ta từng là một sếp bự.
Bị cáo Trần Hải Sơn (cựu giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), kẻ bị cáo buộc đã mang những chiếc valy chứa cả chục tỷ đồng đến chia cho các sếp cũng đã không cầm được nước mắt.
Trong lúc không kiềm chế được cảm xúc của mình, bị cáo Sơn vừa khóc vừa nói rằng, cũng vì Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mà ông ta lâm cảnh tù tội, khiến vợ con phải khổ sở.



Tình hình bất động sản TP.HCM quý 4/2013.

Hầu hết các tổ chức nghiên cứu bất động sản đều cho rằng thị trường bất động sản đang khó khăn. Tuy nhiên, đối với mỗi phân khúc cụ thể lại có những nhận định khác nhau từ các tổ chức khác nhau.

Văn phòng cho thuê
Theo số liệu của Công ty Savills Việt Nam tổng nguồn cung diện tích văn phòng tại TP.HCM mới gia nhập vào thị trường trong quý 3 khoảng 1,27 triệu m2. Trong đó, hạng A chiếm 11% thị phần, hạng B chiếm 45% và hạng C chiếm 44%, giá thuê trung bình đạt khoảng 540.000 đồng/m2/tháng.
Trong khi đó, thống kê của Jones Lang Lasale cho biết, tổng nguồn cung văn phòng trong quý 3 là 1,42 triệu m2. Trong đó phân khúc hạng A là 209.000m2, hạng B là 283.000m2 và hạng C là 506.000m2. Giá thuê vẫn tiếp tục giảm nhẹ sau sự sụt giảm mạnh diễn ra vào quý trước. So với cùng kỳ năm  2011, giá thuê văn phòng hạng A và hạng B có mức giảm mạnh nhất, tương ứng 10,6% và 8,7%. Đơn vị này dự báo, tình hình thị trường văn phòng hiện tại có thể khiến cho giá thuê tiếp tục giảm trong ngắn hạn, tuy nhiên, giá thuê có thể bắt đầu phục hồi trong năm 2013 nếu kinh tế trong nước có diễn biến khả quan hơn.
Còn theo Knight Frank thị trường cho thuê văn phòng quận 1 tại TP.HCM trong quý 3/2012 tương đối ổn định, khách thuê vẫn giữ được thế chủ động trong các cuộc thương lượng tiềm năng, mặc dù thị trường không tốt bằng nửa đầu năm 2012. Giá thuê văn phòng hạng A khá ổn định trong quý 3 đạt mức khoảng 689.000 đồng/m2/tháng chưa bao gồm phí quản lý và VAT, giá chào thuê văn phòng hạng B đạt khoảng 459.000 đồngm2/tháng.
Căn hộ bán
Theo nhận định của Savils Việt Nam, nguồn cung căn hộ sơ cấp và thứ cấp đạt khoảng 82.000 căn, tăng 2% so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Thị trường căn hộ sơ cấp tại TP.HCM hiện đang cung cấp khoảng 14.500 căn hộ từ hơn 100 dự án. Giá giao dịch trung bình trên thị trường sơ cấp là 21,8 triệu đồng/m2.
Theo Jones Lang Lasale, số lượng căn hộ hoàn thành trong quý 3 là 51.000 căn, trong đó căn hộ chung cư chiếm 48.00 căn, còn lại là biệt thự và nhà phố. Nguồn cung chưa hoàn thành là 37.00 căn. Như vậy, tổng nguồn cung căn hộ bán trong quý này là 88.000 căn. Công ty này nhận định, thị trường bất động sản dự báo sẽ còn nhiều khó khăn khi nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Giá chào bán nhiều khả năng sẽ tiếp tục đà giảm trong quý 4/2012.
Cùng ý kiến trên, Knight Frank dự báo giá căn hộ sẽ tiếp tục giảm trên thị trường sơ cấp và thứ cấp trong quý tới. Theo thống kê của đơn vị này, trong quý 3/2012 có khoảng 2.200 căn hộ từ 7 dự án được chào bán, lượng căn hộ được chào bán cao hơn gấp 1,25 lần so với quý trước. Giá chào bán tại các dự án giao động từ 12,3 triệu - 20 triệu đồng/m2. 
Hầu hết các tổ chức nghiên cứu bất động sản đều cho rằng thị trường bất động sản đang khó khăn.
Biệt thự, nhà phố, đất nền
Theo Savills Việt Nam, thị trường biệt thự, nhà liền kề cung cấp khoảng 3.200 căn, tăng 0,5% so với quý trước và 4,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thị trường thứ cấp chiếm 89% nguồn cung. Giá bán trung bình của biệt thự nhà liền kề trên thị trường thứ cấp vẫn tiếp tục xu hướng giảm ở hầu hết các quận trọng điểm, giảm 6% so với quý trước và 12% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó Knight Frank nhận định tỷ lệ giao dịch vẫn tiếp tục thấp và được dẫn dắt bởi các sản phẩm có giá trị khoảng 1 tỷ đồng. Thị trường bất động sản về đất nền ở các khu vực khác đều trải qua giai đoạn khó khăn. Tỷ lệ giao dịch ở các phường Phước Kiểng và Phước Lộc, quận Nhà Bè là các khu vực cách xa Phú Mỹ Hưng, tiếp tục giảm nhẹ từ đầu năm dù giá chào bán khá tương đương với các dự án tại quận 9. Đơn vị này dự báo, khoảng cách giữa giá chào bán và giá kỳ vọng hiện tại của thị trường tạo nên áp lực giảm giá hơn nữa lên giá đất. Vì vậy giá đất sẽ giảm nhẹ trọng quý tiếp theo.
Mặt bằng bán lẻ
Theo Jones Lang Lasale, tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ trong quý này đạt 742.000m2, trong đó phẩm cấp đầu tư là 356.00m2 và các phẩm cấp khác là 386.000m2. Nhìn chung, giá thuê trung bình trên thị trường mặt bằng bán lẻ giảm nhẹ và có thể tiếp tục trong vài quý tới. Giá thuê có thể phục hồi vào năm 2014 nếu kinh tế trong nước và thế giới có những chuyển biến tích cực.
Không giống nhận định của Jones Lang Lasale, CBRE Việt Nam cho rằng, thị trường bán lẻ TP.HCM vẫn ổn định trong suốt các quý với các hợp đồng thuê mới tập trung vào khu vực thành phố. Giá chào thuê tương đối ổn định, chỉ có 1 số nơi giảm nhẹ.


Cùng quan điểm CBRE Việt Nam, Knight Frank nhận định, giá thuê mặt bằng bán lẻ hiện nay vẫn duy trì không đổi so với quý trước. Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại các vị trí đắc địa hiện nay có mức cao nhất là khoảng 3,7 triệu đồng/m2. Công suất thuê trung bình của các dự án bán lẻ hiện nay duy trì ở mức 84%, không đổi so với quý trước. Trong kỳ, có 2 dự án tham gia vào thị trường, đó là Co.opmart Hòa Vinatex Bình Trưng cung cấp cho thị trường mặt bằng bán lẻ 3.700m2, nâng tổng nguồn cung bán lẻ hiện nay tại TP.HCM đạt khoảng 709.000m2 bao gồm các khối đế bán lẻ, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị và trung tâm bán sỉ.