Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Tiền bao nhiêu cho đủ

Trước thực trạng nhiều dự án xây dựng dở dang do chủ đầu tư thiếu vốn, nhiều người góp ý nên tăng vốn pháp định nhiều hơn nữa đối với doanh nghiệp bất động sản trong lần sửa đổi luật sắp tới. Song, cũng có nhiều ý kiến cho rằng ràng buộc tăng vốn chưa hẳn sẽ giải quyết được vấn đề, ngược lại nên để doanh nghiệp thoải mái hơn trong vấn đề huy động vốn


Không phải là tất cả, nhưng quy định doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải có nguồn vốn tối thiểu 6 tỉ đồng và các chủ đầu tư khi triển khai dự án phải có từ 15-20% trên tổng mức đầu tư của dự án đã bộc lộ yếu điểm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, đó là năng lực tài chính yếu. Thống kê sơ bộ của Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cho thấy có đến 70,5% doanh nghiệp bất động sản có quy mô vốn nhỏ, dưới 10 tỉ đồng.
Luật Kinh doanh bất động sản đang tính đến một điều kiện mang tính mềm dẻo hơn
Để thực hiện dự án, đa số các doanh nghiệp địa ốc lệ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng và tiền huy động từ khách hàng, và khi nguồn tiền từ ngân hàng bị siết lại, cộng với sức mua trên thị trường giảm, giới chủ đầu tư lập tức gặp khó khăn, không còn tiền xây dựng dự án, thậm chí dự án đã cất nóc (xong phần thô) nhưng họ vẫn không thể hoàn thiện để bàn giao cho khách hàng đúng thời hạn. Dự án dang dở, người mua nhà khiếu kiện càng làm cho thị trường khó khăn thêm. 
Điều đó phần nào giải thích lý do tại sao trong quá trình góp ý sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản lần này, nhiều người đã đề xuất tăng vốn pháp định của các công ty địa ốc lên nhiều hơn nữa, thậm chí có người còn đề nghị tăng lên gấp chục lần so với mức quy định hiện nay. Thật ra, dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản đang tính đến một điều kiện mang tính mềm dẻo hơn, đó là yêu cầu các chủ đầu tư phải ký quỹ cam kết thực hiện dự án. Điều kiện tài chính được xem như một giải pháp ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư, khắc phục tình trạng triển khai dự án chậm, đồng thời cũng giúp loại bớt khỏi thị trường những nhà đầu tư không chuyên nghiệp.
Song, nhìn vấn đề ở góc độ doanh nghiệp, nhiều người cho rằng ràng buộc trên chưa hẳn sẽ giải quyết được vấn đề. Bởi yếu điểm của các công ty địa ốc hiện nay là không nhiều vốn, nay đòi hỏi họ phải có thêm nguồn vốn ký quỹ, là số tiền bị phong tỏa, không được sử dụng, chẳng khác nào nhân đôi khó khăn về vốn của họ. Hơn nữa, vốn pháp định sẽ là bao nhiêu cho vừa khi các dự án bất động sản khác nhau về quy mô, công năng, mục đích đầu tư, và do vậy, tổng mức đầu tư cũng khác nhau. Nói cách khác, chính chủ đầu tư mới biết nhu cầu vốn của mình tới đâu.
Bất động sản đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, nên việc huy động vốn trước từ khách hàng là điều chủ đầu tư nào cũng cần. Vấn đề là làm thế nào tìm ra cơ chế hợp lý để kiểm soát dòng vốn này.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), cho biết các quy định hiện nay đang có độ vênh về thời điểm huy động vốn. Luật Nhà ở chỉ cho phép chủ đầu tư huy động vốn của khách hàng sau khi đã xây dựng xong phần móng của dự án. Trong khi đó, Luật Kinh doanh bất động sản quy định việc ứng tiền “lần đầu chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư đã xây dựng cơ sở hạ tầng”; còn Nghị định 153/2007/NĐ-CP lại quy định việc ứng tiền “lần đầu chỉ được huy động khi chủ đầu tư đã bắt đầu triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật”.
Theo ông Châu, sẽ hợp lý hơn nếu luật sửa đổi sắp tới cho phép chủ đầu tư được huy động vốn của khách hàng tại thời điểm đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, dự án đã có quy hoạch chi tiết 1/500 vì đây là lúc doanh nghiệp đã đầu tư một khoản tiền rất lớn để giải phóng mặt bằng, nên họ rất cần bổ sung vốn để thực hiện dự án.
Trong buổi hội thảo góp ý Luật Kinh doanh bất động sản do trường Đại học Luật TPHCM tổ chức gần đây, ông Phạm Văn Võ, Phó trưởng khoa Luật Thương mại trường Đại học Luật TPHCM, cũng cho rằng Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng là kiểm soát được nguồn vốn huy động, bởi “quy định thời điểm huy động vốn mà không khống chế được cũng vô nghĩa”.
Quy định hiện hành cho phép chủ đầu tư nhận tiền ứng trước của khách hàng khi mua bất động sản nhưng chưa có chế tài đủ mạnh để bắt buộc chủ đầu tư chỉ được sử dụng vốn huy động ấy vào đúng mục đích, nghĩa là xây dựng hoàn thành dự án và bàn giao nhà cho khách hàng theo hợp đồng. Thế mới có chuyện kiện cáo lùm xùm của người mua nhà khi họ không may gặp phải chủ đầu tư làm ăn không chuyên nghiệp.
Ông Châu cho rằng Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi cần có các chế tài đủ mạnh để buộc chủ đầu tư phải sử dụng vốn huy động của khách hàng vào đúng dự án đó. Ông đề xuất nên quy định chủ đầu tư phải chuyển tiền huy động vào “tài khoản đóng” của ngân hàng và chỉ được giải ngân theo tiến độ thi công công trình theo giai đoạn có sự giám sát của ngân hàng và đại diện khách hàng.
Thực ra, giải pháp trên đang được áp dụng tại một số dự án chậm tiến độ xây dựng vì chủ đầu tư hết tiền. Trước nguy cơ không biết bao giờ mới nhận được nhà, những người mua nhà đã phải tự cứu mình bằng cách mở tài khoản chung tại ngân hàng, sau đó thuê nhà thầu khác thực hiện tiếp dự án. Có công ty môi giới mở tài khoản ba bên gồm chủ đầu tư, nhà thầu và môi giới, sau đó thay mặt người mua nhà giám sát số tiền được giải ngân theo tiến độ xây dựng dự án.
Song, cũng có ý kiến cho rằng nếu đặt ra cơ chế có sự kiểm soát của Nhà nước thì không chừng lại can thiệp vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi điều quan trọng không kém là đảm bảo quyền lợi của người góp vốn mua nhà. Pháp luật cho phép ngân hàng cho vay mua nhà hình thành trong tương lai và các công ty bất động sản được phép huy động vốn. Trong trường hợp công ty hoạt động không hiệu quả, ngân hàng được ưu tiên xử lý tài sản hình thành trong tương lai, đẩy rủi ro về phía người mua nhà. Do vậy, người mua nhà sẽ an tâm hơn nếu như họ được công nhận quyền sở hữu từng phần trên cơ sở vốn góp vào dự án để khi gặp rủi ro quyền lợi của họ cũng được xem xét đến.
Đình Dũng (TBKTSG)

Tránh chồng chéo khi sửa đổi Luật nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản

Đó là vấn đề được đa số các đại biểu Quốc hội lưu ý tại phiên thảo luận tổ ngày 27/5 về dự thảo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất Động sản (sửa đổi)

Để tất cả người dân đều có nhà ở
Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn Tp. Hồ Chí Minh), Luật Nhà ở hiện hành chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích cụ thể và đủ mạnh đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, đặc biệt là tại các đô thị lớn có nhu cầu cao về nhà ở để đáp ứng các điều kiện và khả năng chi trả của người dân. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc đầu tư xây dựng nhà ở để bán nhằm thu hồi vốn nhanh, trong khi thực tế lại rất cần quỹ nhà ở cho các đối tượng không đủ khả năng về tài chính thuê.
Luật cũng chưa có quy định cụ thể về các định chế tài chính tham gia hỗ trợ vốn cho phát triển nhà ở, đặc biệt là hỗ trợ cho người thu nhập thấp, hộ nghèo vay để mua, thuê, cho thuê văn phòng ,thuê mua nhà ở xã hội hoặc cho các doanh nghiệp vay để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội như: Quỹ phát triển nhà ở xã hội, Quỹ tín thác bất động sản...
Việc huy động vốn cho việc phát triển nhà ở còn gặp nhiều khó khăn và chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các tổ chức tín dụng thương mại, khi các tổ chức tín dụng thắt chặt việc cho vay thì các doanh nghiệp phát triển nhà ở đã gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn đầu tư. Đại biểu Trần Hoàng Ngân nhận định, Luật nhà ở sửa đổi góp phần khắc phục những hạn chế nêu trên để giúp người dân đều có nhà ở.
Các đại biểu Trần Hoàng Ngân, Trần Thanh Hải, Võ Thị Dung cùng ở đoàn Tp. Hồ Chí Minh đề nghị: phát triển đa dạng và hài hòa các loại hình nhà ở, bao gồm nhà chung cư, nhà ở riêng lẻ; nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của từng nhóm đối tượng trong xã hội; hình thành các định chế tài chính phát triển nhà ở phù hợp để các doanh nghiệp và mọi người dân, đặc biệt là các đối tượng chính sách xã hội, người thu nhập thấp được tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho mục đích cải thiện nhà ở; từng bước đáp ứng nhu cầu về nhà ở ngày càng tốt hơn cho các tầng lớp dân cư.
Còn đại biểu Trần Du Lịch cũng đoàn Tp. Hồ Chí Minh lại cho rằng, Luật Nhà ở chưa có quy định về thời hạn sử dụng nhà chung cư, trong khi nhà chung cư lại có thời hạn sử dụng theo phân cấp công trình quy định của pháp luật về xây dựng nên Nhà nước đã không có cơ sở pháp lý để di dời, phá dỡ và xây dựng lại các công trình mới khi nhà chung cư bị hư hỏng, xuống cấp, nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
 Đại biểu Trần Du Lịch đề nghị Luật cần quy định cụ thể về thời hạn sử dụng nhà chung cư theo cấp công trình đồng thời, Luật cũng cần làm rõ hơn các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư, đặc biệt là việc quản lý sử dụng các nhà chung cư cao tầng, nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp hiện nay và việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.
Tránh chồng chéo
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (đoàn Hải Phòng) và Lê Nam (đoàn Thanh Hoá) cho hay, Luật Kinh doanh bất động sản liên quan đến rất nhiều Luật, chúng ta vẫn chưa lọc hết được sự chồng chéo trong Luật. Chẳng hạn như liên quan đến Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật Nhà ở và Bộ Luật dân sự... Đại biểu Trần Ngọc Vinh đề nghị, Ban soạn thảo nên rà soát lại các điều khoản liên quan đến hai Luật Nhà ở và Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) này cũng như các Luật khác để tránh chồng chéo. Cần làm rõ các nguyên tắc quy định hoạt động kinh doanh bất động sản, các chế tài xử lý khi vi phạm nếu không sẽ trùng với Luật dân sự. Đại biểu Trần Ngọc Vinh cũng để nghị xem lại vấn đề bảo hành nhà và công trình đã bán trong Luật này vì trong điều 22 của Luật Nhà ở cũng đã có.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (đoàn Hà Nội) bày tỏ, dự thảo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi cần làm rõ và cụ thể hơn trách nhiệm của từng đối tượng liên quan đến kinh doanh bất động sản và nhà ở. Điều này rất cần thiết trong quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản hiện nay.
“Hai dự thảo luật lần này có quy định rất quan trọng, đó là kinh doanh bất động sản và phát triển nhà ở kể cả nhà thương mại, nhà ở xã hội phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch và kế hoạch ở đây rất nhạy cảm bởi quy định này có thể làm nảy sinh lợi ích nhóm. Chỉ bằng một thay đổi nhỏ trong quy hoạch có thể khiến hàng trăm, hàng nghìn người dân phải di dời mất nhà cửa. Cho nên để giải quyết vấn đề này đề nghị cần quy định rất chặt chẽ việc điểu chỉnh thay đổi quy hoạch, kế hoạch. Nếu muốn thay đổi quy hoạch, kế hoạch phải có tiêu chí rõ ràng không thể phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của nhà quản lý.” - đại biểu Nguyễn Đình Quyền nhấn mạnh.
Diệu Trang

Căng thẳng leo thang tại chung cư Nam Đô Complex

Tại chung cư Nam Đô Complex do CTCP Đầu tư dầu khí toàn cầu (GP.Invest) làm chủ đầu tư hiện nay đang có những căng thẳng giữa cư dân sinh sống tại đây và chủ đầu tư
Chung cư Nam Đô Complex

“Lùm xùm” chuyện nước sạch
Dự án Nam Đô Complex là một tổ hợp Khu nhà ở cao tầng, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê trường học và vườn hoa cây xanh do CTCP Đầu tư dầu khí toàn cầu (GP.Invest) làm chủ đầu tư. Dự án tọa lạc tại 609 Trương Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội, do GP-Invest làm chủ đầu tư. Dự án bao gồm 2 blog A, B với 2 tầng hầm liên thông 2 tòa nhà, 1 tòa nhà văn phòng 15 tầng và khu trường mầm non 4.000 m2.
Sau những lùm xùm dự án “hành dân” xung quanh, căng thẳng tại Nam Đô Complex tiếp tục leo thang với những khiếu kiện từ những cư dân sinh sống tại dự án.
Theo phản ánh của cư dân, chất lượng nước sinh hoạt tại đây đang bị ô nhiễm, trong đó, lượng asen - là một chất gây ung thư hiện cao gấp hơn 2 lần tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế.
Trao đổi về vấn đề này, ông Võ Thanh Sơn, Trưởng Ban liên lạc bảo vệ quyền lợi của cư dân Nam Đô Complex cho biết, tháng 10/2013 gia đình ông bắt đầu chuyển về đây sinh sống. “Vấn đề nước ở đây đang khiến cư dân rất lo lắng. Khi biết kết quả nước không đảm bảo gia đình tôi không dám sử dụng nước để ăn uống mà phải mua nước bên ngoài” – Ông Sơn cho biết.
Cũng theo ông Sơn, sau khi cư dân nhiều lần phản ánh kiến nghị về vấn đề nước sạch, vừa qua chủ đầu tư bất động sản có thông báo cho dân kết quả kiểm nghiệm nước chứng nhận nước đủ tiêu chuẩn. Cư dân đã nhiều lần đưa mẫu nước đi kiểm nghiệm và kết quả đều vượt mức cho phép nên trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục lấy nước đi kiểm tra lại – ông Sơn nói.
Để giải quyết vấn đề này trong đơn phản ánh Ban liên lạc nêu quan điểm: “Nếu không xử lý được chất lượng nước thì chủ đầu tư phải trích từ tiền thu bán nhà cho cư dân để đầu tư xây dựng hệ thống lọc nước sạch cho tòa nhà”.
Hàng loạt bức xúc, căng thẳng leo thang
Không chỉ lùm xùm vấn đề về nước sạch, nhiều vấn đề về dịch vụ cũng khiến cư dân bức xúc.
Theo hợp đồng mua bán thì hệ thống thang máy CT2A, CT2B là phần sử dụng chung của khu căn hộ nhưng hiện nay hệ thống thang máy này đang được đem ra sử dụng chung cùng với khu dịch vụ bể bơi, nhà hàng. Điều này khiến ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân nhất là trong những giờ cao điểm.
Ghi nhận ý kiến cư dân tại đây cũng cho biết, theo cam kết tại các hợp đồng mua bán căn hộ thì chủ đầu tư phải bố trí tại mỗi tòa nhà (CT1A, CT1B, CT2A, CT2B) một phòng sinh hoạt cộng đồng riêng lẻ nhưng hiện nay 4 tòa nhà chỉ có một phòng sinh hoạt cộng đồng được bố trí tại tòa CT2B.
Việc không thi công hệ thống ga trung tâm như hợp đồng ký kết cũng khiến cho người dân bức xúc. Theo ông Sơn, nếu chủ đầu tư không thực hiện xây dựng hệ thống ga tổng thì phải thỏa thuận, thương lượng hoàn trả lại cho cư dân. Nhưng đến nay chủ đầu tư chỉ thực hiện hoàn trả lại cho một số khách hàng ký hợp đồng đợt đầu với mức gần 8 triệu đồng/ hợp đồng. Như vậy là không thỏa đáng – ông Sơn nói.
Trả lời về việc không thực hiện hệ thống ga trung tâm tại tòa nhà là để đảm bảo an toàn nhưng việc chủ đầu tư cho nhà hàng Thanh Thủy thuê làm nhà hàng, tiệc cưới cũng đặt ra nhiều lo ngại cho người dân. Ông Sơn giải thích, khi hoạt động để phục vụ tiệc cưới, ăn uống Thanh Thủy cũng sử dụng lượng ga lớn vì vậy chúng tôi lo ngại về việc an toàn trong cháy nổ ở đây cũng không phải là thừa.
Cũng theo cư dân phí dịch vụ được chủ đầu tư đưa ra cũng không nhất quán. Trong hội nghị khai trương tòa nhà CT2 (tháng 7/2013), chủ đầu tư bất động sản có nói trước toàn thể cư dân là phí dịch vụ sẽ áp dụng 4.000 đồng/m2 nhưng hiện nay đã thu là 5.000 đồng/m2. Như vậy có phải là lừa dối cư dân?
Đặc biệt theo tài liệu quảng cáo cung cấp cho khách hàng khi giới thiệu bán căn hộ mọi người đều biết không hề tồn tại quán café Thanh Thủy. Chúng tôi biết rằng đó là diện tích sở hữu chung với một hồ nước và cây xanh nhưng chủ đầu tư đã cho thuê làm quán café. Rõ ràng đây là phần diện tích chung chủ đầu tư không thể tự quyết, việc sử dụng phải được sự đồng ý của người dân – ông Sơn nêu ý kiến.
Trước hàng loạt những vấn đề đang khiến cho cư dân Nam Đô Complex bức xúc, trách nhiệm của chủ đầu tư GP.Invest được thực hiện đến đâu?.
Hồng Khanh (Vietnamnet)

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Chưa được duyệt đã chẻ nhỏ căn hộ

Nhiều dự án, chủ đầu tư (CĐT) bất chấp quy định, tự ý chẻ nhỏ căn hộ trái phép để bán, kéo theo nhiều rủi ro cho khách hàng

Chủ trương cho phép chuyển đổi các dự án từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội và điều chỉnh cơ cấu căn hộ từ diện tích lớn sang diện tích nhỏ đã được nhiều doanh nghiệp tại TP HCM triển khai. Tính đến ngày 07/5/2014, TP HCM có 33 dự án đăng ký điều chỉnh theo Thông tư 02/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng; trong đó có 21 dự án nhà ở thương mại xin điều chỉnh căn hộ diện tích lớn sang căn hộ diện tích nhỏ. Qua thẩm duyệt, TP đã cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ của 5 dự án đủ điều kiện.
Bên cạnh đó, không ít dự án đã cố tình “vượt rào”, tự ý chẻ nhỏ căn hộ trái phép. Một số trường hợp chẻ nhỏ khi chưa được phê duyệt của cơ quan chức năng đã được báo chí phản ánh thời gian qua như: Dự án Khang Gia Tân Hương, chung cư Nhất Lan 3, chung cư Mỹ Đức, Bảy Hiền Tower…
Mới đây nhất, chuyên đề kiểm soát rủi ro trong giao dịch bất động sản, chúng tôi nhận được thông tin cho biết chung cư Giai Việt Quốc Cường khối 2, block A1 chưa được duyệt cho chẻ nhỏ căn hộ nhưng đã chào bán ra thị trường với tên gọi “căn hộ Giai Việt Residence”, “căn hộ Giai Việt Gia Lai”... Cụ thể, từ tháng 2/2014, căn hộ Giai Việt diện tích nhỏ đã được môi giới chào bán trong khi đó Báo cáo thường niên 2013 của Quốc Cường Gia Lai, tháng 4/2014, cho biết Công ty này đang nộp hồ sơ xin điều chỉnh chia nhỏ khối 2 Block A1 tại Sở Xây dựng.
Căn cứ Quyết định phê duyệt dự án số 30/QĐ-SXD-PTN ngày 26/3/2009 và Quyết định điều chỉnh số 194/QD-SXD-TDDA ngày 11/12/2009, toàn bộ dự án gồm 1.308 căn hộ do Công ty CP Giai Việt làm CĐT. Biên bản họp HĐQT Công ty CP Giai Việt, ngày 01/7/2011, thống nhất phân chia các block A1 và B2 cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai và Công ty TNHH Đầu tư Phát triển nhà Quốc Cường thụ hưởng. Hiện block B2 đã được bán cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom; khối 1 của block A1 đang hoàn thiện; khối 2 block A1 đang thi công phần hầm, thiết kế ban đầu 8 căn/sàn được chẻ nhỏ thành 12 căn/sàn.
Giai Việt Residence chẻ nhỏ thành 12 căn/sàn
Theo hướng dẫn của Thông tư 02/2013/TT-BXD về bất động sản thì dự án muốn chia nhỏ diện tích căn hộ phải thông qua Sở Xây dựng thẩm định, sau đó Sở mới trình UBND TP xem xét. Hiện TP HCM khá thận trọng trong việc cho phép chẻ nhỏ căn hộ nên không phải dự án nào muốn xin là được. Lãnh đạo Sở Xây dựng TP cũng đã nêu quan điểm khu trung tâm sẽ không cho chẻ nhỏ căn hộ, chỉ xem xét đối với các dự án vùng ven vì nếu làm không khéo sẽ gây áp lực rất lớn lên hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của TP.
Khách hàng trót mua căn hộ chẻ nhỏ trái phép sẽ gặp nhiều rủi ro vì không thể hoàn công và cấp giấy chứng nhận nếu không được hợp thức hóa. Việc thay đổi quy mô căn hộ kéo theo sự gia tăng dân số. Câu hỏi liệu kết cấu, hệ thống điện, nước, phòng cháy chữa cháy…được thiết kế trước đó có chịu được áp lực gia tăng này hay không rất khó trả lời khi chưa có thẩm định của cơ quan chức năng.
Cũng cần lưu ý, đối với dự án chẻ nhỏ căn hộ trái phép, CĐT luôn có cách đưa ra những thỏa thuận trong hợp đồng để “tự vệ”, đẩy rủi ro về phía khách hàng. Hợp đồng mẫu ban hành kèm Thông tư 03/2014/TT-BXD (hiệu lực thi hành từ ngày 08/4/2014) đã có những thay đổi nhưng chưa đủ chặt chẽ để bảo vệ khách hàng trước những CĐT thiếu uy tín.
Thông tư 03/2014/TT-BXD nêu rõ: “Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các trường hợp mua bán căn hộ chung cư thương mại giữa chủ đầu tư và khách hàng không tuân thủ các nội dung và theo hợp đồng mẫu ban hành kèm theo Thông tư này thì hợp đồng đã ký không được pháp luật công nhận và không được sử dụng làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận.” Tuy nhiên, nhiều Điều, khoản khác trong hợp đồng mẫu này còn khá lấp lửng. Đơn cử, phần cam kết của các bên tại Khoản 4, Điều 13 ghi: “Trong trường hợp một hoặc nhiều Điều, khoản, điểm trong hợp đồng này bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên là vô hiệu, không có giá trị pháp lý hoặc không thể thi hành theo quy định hiện hành của pháp luật thì các Điều, khoản, điểm khác của hợp đồng này vẫn có hiệu lực thi hành đối với hai bên. Hai bên sẽ thống nhất sửa đổi các Điều, khoản, điểm bị vô hiệu hoặc không có giá trị pháp lý hoặc không thể thi hành theo của pháp luật và phù hợp với ý chí của hai bên.” Như vậy có khác nào tạo điều kiện cho CĐT “lừa” khách hàng thiếu am hiểu pháp lý dự án bằng cách bán trái phép thu tiền rồi…thỏa thuận sau?! Khách hàng bị đưa vào thế “đã rồi”, cơ quan quản lý nhà nước tự đưa mình vào thế “thả gà ra đuổi”.
Theo các chuyên gia bất động sản, khi mua một sản phẩm để ở hay đầu tư lâu dài, uy tín CĐT là yếu tố cần đặt lên hàng đầu. Vì hơn ai hết chính CĐT hiểu rõ họ phải có trách nhiệm với sản phẩm của họ, sản phẩm có tốt thì mới duy trì được tên tuổi cũng như mang lại hiệu quả kinh doanh lâu bền.
Quốc Tuấn (Vietnamnet)

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Nhà ở xã hội tăng giá sốc nhiều dự án đấu thầu để hạ giá

Giá nhà ở xã hội tại một số dự án bất động sản tại Hà Nội đang có giá bán cao hơn giá nhà thương mại, để hạ giá, cần đấu thầu dự án để nhiều DN cùng cạnh tranh

Giá bán nhà ở xã hội (NOXH) cao hơn một số dự án nhà ở thương mại là một thực tế đang diễn ra trên thị trường bất động sản Hà Nội. 
Cụ thể, dự án NOXH tại 30 Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy) do Cty CP Đầu tư xây dựng và thương mại dịch vụ Bắc Hà làm chủ đầu tư, có giá tạm tính ở mức 14,8 – 14,9 triệu đồng/m2, dự án NOXH tại 143 Trần Phú (Hà Đông) do Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà – SDU (thuộc Tổng Cty Sông Đà) làm chủ đầu tư có giá tạm tính tới hơn 16 triệu đồng/m2 (tính cả thuế, phí bảo trì)…
Trước diễn biến trên, trao đổi với nhân viên cho thue van phong quan 1 ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho rằng: Việc giá NOXH cao hơn nhà ở thương mại là phi lý.
Theo ông Đực không chỉ ở Hà Nội, tại TP Hồ Chí Minh, giá NOXH tại dự án của Công ty Địa ốc Hoàng Quân trên đường Nguyễn Văn Linh (Q. Bình Chánh) cũng được bán với giá 12 triệu đồng/m2, nếu so với các dự án nhà ở thương mại khác ở trong TP như Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Q.12… giá nhà cũng chỉ 12-13 triệu đồng/m2. Như vậy, khoảng cách giữa giá NOXH và nhà ở thương mại không còn xa, NOXH dễ “ế” vì thủ tục mua bán phức tạp hơn nhà thương mại.
Nói về nguyên nhân dẫn đến giá NOXH cao hơn nhà thương mại, ông Đực cho rằng: Vấn đề chi phí đầu tư xây dựng là rất quan trọng, nếu NOXH không chú ý điều chỉnh chi phí thì giá sẽ cao hơn giá nhà thương mại là đương nhiên.
Người dân vẫn luôn hy vọng vào những dự án nhà ở xã hội để có cơ hội mua nhà.

“Nhà thương mại mang tính cạnh tranh nhiều hơn nên những doanh nghiệp đầu tư loại nhà này thường tính toán chi li những chi phí đầu tư xây dựng; còn NOXH có khi chủ đầu tư ỉ lại sự bao cấp của Nhà nước ở những hỗ trợ nên không tính toán chi li chi phí đầu tư xây dựng nên giá thành có khi cao hơn cả nhà thương mại”, ông Đực nói.
Chia sẻ với Infonet, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường cho rằng: Giá NOXH đang cao hơn giá nhà thương mại giá rẻ là hệ quả của việc Nhà nước can thiệp hành chính vào việc định giá.
“Việc hỗ trợ của Nhà nước cụ thể là bao nhiêu thì nói rõ, đừng “gác” hỗ trợ đó vào tay của bất kỳ ai cả, hãy coi đấy là cơ chế đưa ra cho thị trường. Sự hỗ trợ của Nhà nước phải theo kiểu thị trường chứ không phải theo cơ chế bao cấp.
Còn việc khống chế mức lãi định mức 10% cho doanh nghiệp xây dựng NOXH chỉ là lý thuyết, không ai kiểm soát được lãi định mức này nếu sổ sách họ cứ ghi đội chi phí này, chi phí kia lên… Doanh nghiệp có nhiều cách trốn thuế ai cũng biết”, GS Đặng Hùng Võ khẳng định.
Ngoài ra, ông Võ cũng cảnh báo: Nếu giá NOXH cứ cao hơn giá nhà thương mại thì một lúc nào đó sẽ dẫn tới NOXH bị ứ đọng. Giờ chỉ cần các nhà đầu tư đua nhau làm nhà thương mại giá rẻ thì sẽ “ế” NOXH.
Làm thế nào để giá NOXH không cao hơn nhà thương mại giá rẻ? Ông Võ cho hay: Cơ chế hình thành giá NOXH không được là cơ chế bao cấp. Các điều kiện nhà nước ưu đãi sẽ đưa ra, đấu thầu dự án đó để chủ đầu tư sẽ được chào giá của mình trong sự cạnh tranh của nhiều chủ đầu tư khác nhau. Cơ chế này sẽ tạo ra cơ hội giảm giá cho NOXH.
Cũng khá băn khoăn khi giá NOXH hiện đang ở mức cao hơn một số dự án nhà ở thương mại, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng: NOXH không phải hoàn toàn theo cơ chế thị trường nhưng chủ đầu tư bất động sản đã bị khống chế mức lãi định mức là 10%. Song, đã là NOXH thì phải khống chế giá và cần phải có mức giá trần cho NOXH.
“Trước hiện tượng giá NOXH cao hơn giá nhà thương mại thì cơ quan quản lý nên xem xét lại, tránh tình trạng giá NOXH bị “đẩy” giá quá cao. Cần có biện pháp để buộc chủ đầu tư hạ giá”, ông Liêm nói.
Với nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước với chủ đầu tư NOXH nhằm kéo giá nhà thấp hơn nhà ở thương mại, thế nhưng hiện thị trường bất động sản thực tế lại đang diễn biến ngược lại thì không hiểu những ưu đãi của Nhà nước với dự án NOXH đi đâu?
Việc Bộ Xây dựng vừa quyết định thành lập Đoàn kiểm tra công tác đầu tư, xây dựng và giá NOXH tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, liệu người dân có thể hy vọng giá NOXH sẽ giảm hơn sau đợt thanh tra này?
Minh Thư (Infonet)

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Điều chỉnh quy hoạch 1/500 Khu đô thị tái định cư Cửu Long-Cần Thơ

UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Quyết định 1171/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị tái định cư Cửu Long, phường Long Hòa, quận Bình Thủy

Theo đồ án quy hoạch điều chỉnh bất động sản thì trong khu đô thị tái định cư Cửu Long có tổng diện tích là 557.916 m2. Nội dung điều chỉnh gồm tăng diện tích thêm 14.706 m2 và  bố trí khu cao tầng dọc theo Quốc lộ 91B.
Sau khi điều chỉnh, cơ cấu sử dụng đất Khu đô thị tái định cư Cửu Long được quy hoạch cụ thể như sau:
Đất ở có tổng diện tích 162.818 m2, bao gồm: Khu hỗn hợp thương mại - dịch vụ - căn hộ 12 tầng có diện tích 22.249 m2, Khu nhà liên kế có diện tích 126.829,6 m2, Khu nhà liên kế vườn có diện tích 13.739,6 m2;
Đất ở hiện hữu tự cải tạo có tổng diện tích 100.561 m2;
Đất thương mại dịch vụ có tổng diện tích 17.049,3 m2, bao gồm: Chợ có diện tích 3.676,4 m2, Trung tâm thương mại dịch vụ đa chức năng có diện tích 13.372,9 m2;
Đất công trình công cộng có tổng diện tích 32.848 m2, bao gồm: Trường mẫu giáo 8.396,9 m2, Trường tiểu học 10.931,6 m2, Trường trung học cơ sở 9.341,9 m2, Trạm y tế 1.212,5 m2, Phường đội 1.093,3 m2 và Hành chính phường + Công an 1.871,8 m2;
Khu đô thị tái định cư Cửu Long có tổng diện tích là 557.916 m2

Đất công viên, cây xanh, mặt nước có tổng diện tích 26.818,4 m2;
Đất kỹ thuật có tổng diện tích 2.022,3 m2;
Đất giao thông có tổng diện tích 215.798,8 m2;
Khu đô thị tái định cư Cửu Long có phía Đông Bắc giáp trục đường dự mở và khu tái định cư hai bên đường Mậu Thân nối dài; Phía Tây Nam giáp Quốc lộ 91B hiện hữu; phía Đông Nam giáp rạch Bà Bộ; Phía Tây Bắc giáp trục đường dự mở, phần còn lại của khu dân cư phường Long Hòa.

Bất động sản Anh qui định cho vay mới có ảnh hưởng đến thị trường

cho thue van phong quan 1-Các quy định thế chấp mới sắp được ban hành tại Anh khiến nhiều chuyên gia bất động sản lo ngại sẽ làm giảm tốc độ phát triển của thị trường nhà ở nói chung và thị trường cho vay nói riêng

Neil Hudson thuộc cơ quan nghiên cứu Savills cho biết ngoài quy định áp dụng cho vay mới ngày 26/4. Khối lượng cho vay mua nhà tại Anh sẽ có thể sụt giảm đáng kể khi Ủy ban tài chính ngân hàng Anh - Bank of England’s Financial Policy Committee (FPC) dự định thắt chặt lãi suất trong mùa hè này, đe dọa giá cả lẫn khối lượng giao dịch bất động sản trên thị trường trong thời gian tới.
Tuy nhiên, ngân hàng Anh (Bank of England) hy vọng, quy định mới đã giảm lượng vay tiêu cực trong 18 tháng qua và tăng mức độ cảnh báo về tình trạng bong bóng bất động sản, đặc biệt tại London và phía Đông Nam nước Anh.
Người mua bất động sản trực tiếp (Cash buyer) được xem sẽ đóng vai trò khá quan trọng trên thị trường lúc này. Theo kết quả khảo sát của Savills, mặc dù chỉ có khoảng 400.000 giao dịch được thực hiện bởi cash buyer trong vòng 12 tháng qua, số lượng này lại chủ yếu là người mua nhà có nhu cầu thực sự, họ không phải là nhà đầu tư hay đối tượng mua nhà đề cho thuê.
Bất động sản Anh

Ông Hudson nhận định, với tổng khối lượng giao dịch chiếm 35% thị trường bất động sản Anh năm ngoái, cash buyer sẽ là nhân tố làm giảm sự gián đoạn của người mua nhà trong giai đoạn khó khăn do quy định của ngân hàng Anh chứ không thể phục hồi hoàn toàn thị trường.
Giám đốc Group of Mortgages cho biết, vì hiện tại chưa có giải pháp cụ thể nào cho thị trường bất động sản Anh, nên thắt chặt cho vay được xem là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn những biến động xấu của thị trường trong tương lai. Tuy nhiên, quy định mới không tác động quá tiêu cực lên sự phát triển của thị trường nhà đất hiện tại.


Tại Luân Đôn, giá nhà đang cao hơn thời kì đạt đỉnh nhất 30%, điều này là do lượng cầu nhà ở tăng mạnh rõ rệt trong khi lượng cung vẫn thấp ở mức đáng lo. Thị trường mua bán nhà đất bên ngoài Luân Đôn cũng bắt đầu phục hồi nhưng không mạnh.